248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Táo bón khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (248 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 22/04/2019

Chứng táo bón khi mang thai tưởng chừng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của đứa trẻ trong bụng. Vậy táo bón khi mang thai nguyên nhân do đâu và gây ra những tác hại gì?

Tác hại của táo bón trong thai kỳ

Táo bón khi mang thai là một vấn đề mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Chính vì nó tương đối phổ biến nên có rất nhiều sản phụ chủ quan với tình trạng này. Nhiều sản phụ sống chung với nó và không tìm cách điều trị dứt điểm.

Các chuyên gia nhắc nhở chứng táo bón tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe nên mẹ bầu không được chủ quan.

Táo bón khi mang thai
táo bón khi mang thai ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe mẹ và bé

Những tác hại của chứng táo bón trong thai kỳ:

  • Táo bón khiến bà bầu luôn bị đầy bụng, đầy hơi, khó chịu và chán ăn. Điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của thai nhi. Thai nhi trong bụng có thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và chậm phát triển hơn những trẻ khác.
  • Tình trạng táo bón khiến các chất thải không được bài xuất ra bên ngoài, các chất độc như phenol, amoniac, indol…trong chất thải sẽ tích tụ lâu trong ruột, hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Thai phụ dễ bị nhiễm độc mãn tính và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
  • Những mẹ bầu bị táo bón thường xuyên phải rặn mạnh, dùng lực nhiều lên tử cung và trực tràng nên có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai.
  • Táo bón kéo dài nếu không được can thiệp có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn trong thai kỳ. Và có thể gây ra ung thư đường ruột.

Nguyên nhân táo bón khi mang thai

Khi mang thai nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi nhất định. Lượng hormone trong cơ thể thường cao hơn bình thường. Chính hormone khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng trở nên khó khăn hơn và khiến bà bầu hay bị táo bón. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng táo bón như:

  • Khi mang thai sản phụ thường vận động chậm chạp, ít vận động hơn bình thường. Càng về những tháng cuối sản phụ càng trở nên nặng nề, ì ạch, đi lại khó khăn nên thường dễ bị táo bón.
  • Tâm lý căng thẳng, stress, nóng giận, cơ thể mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây ra những tác động xấu đến hệ tiêu hóa của cơ thể.
  • Chế độ ăn uống nghèo nàn chất xơ trong thai kỳ cũng là nguyên nhân gây ra chứng táo bón.
  • Bà bầu nhịn hay cố nhịn khi đại tiện cũng là nguyên nhân khiến cơ thể hình thành chứng táo bón.
  • Thai nhi lớn dần tạo áp lực lên khung đại tràng và làm hẹp không gian trong ruột lại, làm cho sự di chuyển trở nên khó khăn hơn.
  • Một lý do nữa là trong suốt thời kỳ mang thai bà bầu phải sử dụng thuốc bổ sắt và canxi. Để hấp thụ hai chất này cơ thể phải tiêu thụ một lượng lớn nước. Trong khi đó một phần thuốc không được hấp thu hết mà bị thải ra ngoài gây sức ép lớn lên hệ tiêu hóa.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón
Nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón

Cách phòng tránh táo bón trong thai kỳ

Chứng táo bón trong thai kỳ phiền toái là thế nhưng bà bầu hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh chỉ bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt sao cho phù hợp.

  • Mẹ bầu nên uống nhiều nước nhưng hạn chế các loại đồ uống có cồn và các loại nước lợi tiểu như trà, cà phê, nước giải khát…Những thức uống này chẳng những không tốt cho sức khỏe của thai phụ mà còn làm thận đào thải nước nhanh và gia tăng nguy cơ bị táo bón.
  • Ăn thêm nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau xanh, hoa quả và ngũ cốc.
  • Mẹ bầu nên ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Bà bầu nên vận động thường xuyên để cải thiện sự hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Lựa chọn những loại thuốc bổ phù hợp để làm giảm nhẹ tình trạng táo bón.
  • Bà bầu cũng nên massage nhẹ nhàng để giúp cho cơ thể lưu thông máu và nhu động ruột hoạt động được hiệu quả hơn.

Chứng táo bón trong thai kỳ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên bà bầu hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh nếu như quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bản thân hơn.


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Thông thường khi bị táo bón thì ai cũng có xu hướng rặn để nhanh chóng đẩy được phân ra…
Trẻ nhỏ bị táo bón thường do nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do chế độ dinh dưỡng nghèo…
Táo bón không khó chữa và cũng rất dễ để phòng chống được bệnh. Chống táo bón hiệu quả có…
Khi bị táo bón ngoài thay đổi chế độ dinh dưỡng thì sử dụng một số loại thức uống có…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !