248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Cách điều trị đi ngoài ra máu khi mang thai các bà bầu cần phải biết

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (189 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 22/02/2019

Hiện tượng đi ngoài ra máu khi mang thai khiến nhiều chị em hoang mang và lo lắng không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như đứa trẻ trong bụng không? Những lo lắng sẽ được giải tỏa phần nào qua bài viết dưới đây.

Đi ngoài ra máu khi mang thai hiện tượng không hiếm

Sở dĩ nói hiện tượng đi ngoài ra máu khi mang thai không hiếm là vì theo thống kê có đến 20-30% sản phụ có hiện tượng đi ngoài ra máu khi mang thai. Đa số nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh hậu môn trực tràng mà sản phụ gặp phải trong thai kỳ.

Bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Nguyên nhân khiến sản phụ thường bị đi ngoài ra máu thường là:

  • Sự tăng trưởng của kích thước bào thai theo tháng khiến tử cung phải chịu sức ép quá lớn. Từ đó vô tình tạo áp lực lên các cơ quan ở tĩnh mạch hậu môn khiến các tĩnh mạch phình lên và sa khỏi tử cung.
  • Khi mang thai chị em phụ nữ thường xuyên phải kiêng khem nhiều, ăn ít rau xanh, ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, uống thuốc bổ trong thai kỳ gây ra hiện tượng táo bón, nóng trong.
  • Khi mang thai chị em phụ nữ cũng ít vận động hơn, ngồi nhiều, nằm nhiều nên cũng gây áp lực lên hậu môn và táo bón thai kỳ.
  • Mang thai cũng khiến chị em thường xuyên tiểu tiện nhất là khi đêm về dẫn đến tình trạng lười uống nước.

Đi ngoài ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Bình thường ở những người khỏe mạnh hiện tượng đi ngoài ra máu đã ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vì thế riêng đối với phụ nữ mang thai mà bị đi ngoài ra máu thì còn nguy hiểm hơn nhiều cho sức khỏe của cả bà mẹ và đứa trẻ trong bụng.

Gây nguy cơ thiếu máu thai kỳ

Mỗi lần đại tiện sản phụ lại mất một lượng máu đáng kể. Nếu để lâu dài không điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ như gây chóng mặt, hoa mắt, suy giảm trí nhớ. Không cung cấp đủ máu cho đứa trẻ trong bụng cũng gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Trẻ có thể bị còi xương, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ. Sản phụ bị thiếu máu trầm trọng có thể bị sảy thai hoặc sinh non.

Gây viêm nhiễm hậu môn, vùng kín

Máu chảy mỗi lần đại tiện có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra các vấn đề viêm nhiễm hậu môn và vùng kín. Viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ.

Gây khó khăn trong sinh hoạt

Chảy máu khi đại tiện thường đi kèm với hiện tượng đại tiện khó, đau rát khi đại tiện. Vì thế mẹ bầu thường có xu hướng sợ đại tiện, nhịn đại tiện từ đó gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và gây khó khăn cho sinh hoạt.

Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi

Thiếu máu trong thai kỳ có thể gây ra nguy cơ dị tật thai nhi, thai nhi chậm phát triển, thai nhi bị mắc các vấn đề về da và mắt, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của thai nhi.

»» Đi ngoài ra máu khi mang thai đã nguy hiểm rồi thì sau sinh đi ngoài ra máu tươi nguy hiểm đến mức nào?

Đi ngoài ra máu khi mang thai cảnh báo nguy cơ của nhiều bệnh nguy hiểm

Đi ngoài ra máu khi mang thai cảnh báo nguy cơ của nhiều bệnh nguy hiểm

Chảy máu khi đại tiện, sản phụ có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh

Hiện tượng chảy máu khi đại tiện trong thai kỳ đôi khi chỉ là do hiện tượng táo bón. Tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà mẹ bầu không thể chủ quan như:

Nứt kẽ hậu môn

Đó là những vết nứt, rách, loét ở hậu môn với đường kính khoảng 0,5-1cm. Những vết rách này thường xuyên gây ra tình trạng chảy máu và đau đớn cho sản phụ.

Trĩ

Căn bệnh này khá phổ biến trong thai kỳ. Đó là hậu quả của quá trình táo bón lâu ngày hoặc do thay đổi nội tiết trong thai kỳ gây ra. Trĩ hình thành là do sự gia tăng quá mức của các tĩnh mạch trong hậu môn trực tràng.

Khi bị trĩ sản phụ sẽ thường xuyên đại tiện ra máu tươi. Khi đại tiện có cảm giác đau rát. Hậu môn luôn trong tình trạng ngứa ngáy và tiết dịch cực kỳ khó chịu. Hậu môn xuất hiện búi trĩ màu hồng khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy và bất tiện trong sinh hoạt.

Polyp hậu môn, trực tràng

Đó là sự hình thành của các khối polyp lành tính trong thành ruột. Các polyp có kích thước nhỏ và có xu hướng tăng dần kích thước nếu như không được điều trị. Khi tăng sinh quá mức các khối polyp này có thể gây tắc nghẽn đường ruột, sa niêm mạc trực tràng và gây ra nhiều vấn đề phiền phức cho sức khỏe của người bệnh.

Khối polyp hậu môn trực tràng có thể gây ra tình trạng chảy máu khi đại tiện, đau bụng, đại tiện nhiều lần trong ngày và có chất nhầy trong phân.

Viêm loét đại trực tràng

Sản phụ mang thai hoàn toàn có nguy cơ bị viêm loét đại trực tràng. Chỉ có thể phát hiện viêm loét đại trực tràng bằng cách nội soi dạ dày, trực tràng. Vị trí viêm sẽ gây chảy máu. Lượng máu chảy thường ít và hay lẫn vào phân.

Ung thư hậu môn trực tràng

Tuy hiếm gặp nhưng không phải là không có. Quá trình mang thai có thể khiến khối u phát triển với kích thước to hơn, chèn ép vào các cơ quan khác và gây ra tình trạng chảy máu dữ dội khi đại tiện. Thai phụ sẽ thấy đau bụng, khó chịu và đại tiện nhiều lần trong ngày.

Điều trị đi ngoài ra máu khi mang thai như thế nào?

Điều trị đi ngoài ra máu khi mang thai như thế nào?

Điều trị đi ngoài ra máu khi mang thai như thế nào?

Khi sản phụ bị đi ngoài ra máu nên theo dõi trong một vài ngày nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên thăm khám bác sĩ ngay.

Căn cứ vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của thai phụ các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm chấm dứt tình trạng bệnh. Sản phụ nên lựa chọn những cơ sở y tế có uy tín để thăm khám và điều trị bệnh nhằm hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy đến đối với sức khỏe của cả hai mẹ con.

Phần lớn sản phụ bị chảy máu khi đại tiện là do mắc phải bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc do táo bón thai kỳ nên việc điều trị sẽ tương đối đơn giản nên sản phụ có thể yên tâm.

Phòng ngừa đi ngoài ra máu khi mang thai

Ngoài ra các bác sĩ cũng khuyến cáo trong thời gian mang thai sản phụ nên thực hiện những việc sau nhằm phòng ngừa chảy máu khi đại tiện:

  • Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì, ngũ cốc, rau xanh và trái cây.
  • Không nên nhịn đại tiện quá lâu vì có thể gây ra tình trạng táo bón.
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau đay, thanh long, chuối…
  • Uống nhiều nước hơn. Mỗi ngày nên uống từ 1,5-2 lít nước để phòng tránh táo bón.
  • Nên tập thể dục thể thao thường xuyên với những bộ môn phù hợp cho sức khỏe sản phụ như yoga, đi bộ, bơi lội nhằm thư giãn cơ thể và hạn chế táo bón.
  • Lựa chọn thuốc bổ, sữa bầu phù hợp với cơ thể.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đi ngoài ra máu khi mang thai. Hy vọng sản phụ gặp phải tình trạng này có thể bình tĩnh đối phó với bệnh.


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Đi ngoài ra máu tươi và sốt là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh hậu môn trực tràng hay…
Sản phụ có biết rằng sau sinh mà bị đi ngoài ra máu thì rất nguy hiểm không? Vậy khi…
Đi ngoài ra máu đông là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu để tình trạng đi…
Đi ngoài ra máu ở trẻ em ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của trẻ và đó cũng là…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !