Bé đi ngoài ra máu nhầy phải làm sao?
LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

Nơi công tác
Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh
Ngày viết : 22/02/2019
Nhiều người nghĩ rằng tình trạng đi ngoài ra máu thường chỉ xảy ra ở người lớn. Thực chất đi ngoài ra máu có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả trẻ em. Vậy phụ huynh nên làm gì khi bé bị đi ngoài ra máu?
Mục lục
Trẻ đi ngoài ra máu nhầy nguyên nhân do đâu?
Đi ngoài ra máu ở trẻ em có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường như trẻ bị rách hậu môn, táo bón thường xuyên. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn nhắc nhở phụ huynh nên chú ý theo dõi trẻ khi trẻ bị đi ngoài ra máu liên tục vì đó có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh nguy hiểm
nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ em đi ngoài ra máu
Polyp đại tràng
Rất nhiều trẻ sơ sinh vừa mới chào đời đã có khối polyp trong đại tràng. Có thể ban đầu khối polyp không gây ra triệu chứng gì nghiêm trọng nhưng khi phát triển to ra các khối polyp có thể khiến đại tràng chảy máu và khiến trẻ đi ngoài ra máu
Bệnh lồng ruột
Căn bệnh này khá phổ biến ở trẻ. Thông thường khi lồng ruột trẻ thường bị đau bụng dữ dội, nôn ói và đi ngoài ra máu. Quan sát phân sẽ thấy dịch nhầy
Trẻ bị sốt thương hàn
Cơn sốt kết thúc có thể khiến trẻ bị đi ngoài ra máu. Cơ thể trẻ mệt mỏi và vã mồ hôi
Bệnh kiết
Trẻ đại tiện gặp khó khăn, đau bụng, phân cứng nên trẻ phải rặn nhiều khiến cho hậu môn bị rách và chảy máu
Viêm đại tràng
Căn bệnh này cũng có thể xảy ra ở trẻ mặc dù không phổ biến như người lớn. Khi trẻ bị viêm đại tràng đi ngoài có thể lẫn máu, phân thường có nhiều dịch nhầy đi kèm
bé sơ sinh đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Các bệnh về máu
Mặc dù ít nhưng hiện tượng đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về máu cực kỳ nguy hiểm mà trẻ có thể mắc phải như: máu trắng, rối loạn đông máu, máu khó đông…Ở những trường hợp này trẻ cần phải làm xét nghiệm công thức máu để chẩn đoán được bệnh
Phân loại mức độ đi ngoài ra máu ở trẻ
- Trường hợp nhẹ: thỉnh thoảng trẻ mới đi ngoài ra máu. Máu ít và thường dính cùng với phân. Trẻ vẫn ăn ngủ tốt, da dẻ hồng hào
- Trường hợp nặng: bé đi ngoài ra máu liên tục, máu có thể tóe thành từng tia. Phân có khi chỉ toàn là máu. Trẻ chán ăn, bỏ bú, da dẻ nhợt nhạt, đại tiện liên tục nhưng không có phân
Tác hại của hiện tượng đi ngoài ra máu ở trẻ
Hiện tượng đi ngoài ra máu ở trẻ thường kéo theo rất nhiều những biến chứng nguy hiểm mà phụ huynh phải hết sức thận trọng
- Trước hết gây ra hiện tượng mất máu. Nếu máu chảy ra liên tục với số lượng nhiều trẻ sẽ bị thiếu máu trầm trọng. Da dẻ xanh xao, vàng vọt, trẻ có thể ngất hoặc choáng váng cơ thể
- Trẻ đi ngoài ra máu thường khiến vùng hậu môn bị lở loét, nhiễm trùng
- Trẻ đi ngoài ra máu thường xuyên sẽ mệt mỏi, chán ăn, còi cọc và chậm phát triển
- Trong một số trường hợp nếu hiện tượng đi ngoài ra máu là biểu hiện của một số bệnh lý cấp tính như sốt thương hàn, máu trắng nếu không được điều trị sớm có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ
Cách ứng phó đơn giản tại nhà khi bé bị đi ngoài ra máu
Làm gì khi bé bị đi ngoài ra máu?
Khi phát hiện bé bị đi ngoài ra máu phụ huynh nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho bé. Quan sát tính chất của phân và máu để thông báo cho bác sĩ về tình hình của con em mình. Sau đó nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Phụ huynh nên nhớ rằng tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ các loại thuốc hay đắp các loại lá nên hậu môn của con em mình. Khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, tự ý điều trị tại nhà có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Bên cạnh đó phụ huynh cũng nên chú ý đến vấn đề dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian này. Khuyến khích bé ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm dễ tiêu để đại tiện được dễ dàng hơn.
Hướng dẫn trẻ đại tiện vào khung giờ cố định trong ngày. Do trẻ thường có tính mải chơi nên hay nhịn đại tiện, phụ huynh nên nhắc nhở trẻ đại tiện hàng ngày để phòng ngừa táo bón.
Trên đây là những việc phụ huynh nên làm khi bé bị đi ngoài ra máu. Hãy chăm sóc và để ý thật kỹ những triệu chứng bất thường trên cơ thể con em mình để có hướng xử lý kịp thời.
Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.
