248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh các mẹ nên biết để phòng tránh [ FULL ]

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (189 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 26/01/2019

Trẻ em, trẻ sơ sinh là những đối tượng rất dễ bị bệnh áp xe hậu môn tấn công. Vậy bệnh áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ có những đặc điểm gì? những nguyên nhân nào khiến trẻ nhỏ bị áp xe hậu môn? Phương pháp điều trị áp xe hậu môn trẻ em như thế nào? Chắc hẳn là những câu hỏi mà các mẹ đang rất quan tâm và muốn biết.

Tìm hiểu bệnh áp xe hậu môn ở trẻ

Áp xe hậu môn là những khối u cục sưng tấy ở khu vực hậu môn, làm cho khu vực hậu môn bị nhiễm trùng chảy dịch mủ. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ. Rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ chỉ vài tháng tuổi đã bị áp xe hậu môn tấn công. Các bác sĩ cho hay trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ bị bệnh nhiều hơn. Ở nhóm trẻ trên 12 tháng tuổi thì tỷ lệ bé trai bị áp xe hậu môn thường cao hơn bé gái.

kiến thức bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh các mẹ bắt buộc phải biết

kiến thức bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh các mẹ bắt buộc phải biết

Không như người lớn, trẻ nhỏ bị bệnh thường chỉ biết khóc chứ không thể mô tả về tình trạng bệnh của mình. Tuy nhiên dựa vào những dấu hiệu dưới đây phụ huynh có thể phát hiện ra con em của mình có thể bị áp xe hậu môn tấn công hay không.

Triệu chứng áp xe hậu môn ở trẻ

  • Trẻ có hiện tượng són phân rất nhiều lần trong ngày.
  • Quan sát xung quanh hậu môn sẽ thấy xuất hiện các u nhọt. Các u nhọt này có thể có dịch mủ ở bên trong. Chúng thường gây ra những cơn đau và khiến trẻ quấy khóc hàng ngày.
  • Trẻ xuất hiện những cơn sốt cao từ 39-40 độ. Những cơn đau và cơn sốt khiến chúng chán nản, ít hoạt động vui chơi.
  • Trẻ lười ăn, nôn, buồn nôn, sút cân.
  • Quan sát khu vực hậu môn sẽ thấy vùng da xung quanh bị sưng tấy đỏ, nóng rát.

Những triệu chứng của bệnh áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ và người lớn cũng khá giống nhau. Tuy nhiên so với người lớn trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn nên những triệu chứng thường xuất hiện rầm rộ hơn. Hơn nữa do trẻ không biết mô tả như nào cho phụ huynh hiểu về căn bệnh của mình nên có thể khi phụ huynh phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Nguyên nhân gây áp xe hậu môn ở trẻ

So với người lớn nguyên nhân gây ra bệnh áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ ít hơn. Thông thường trẻ nhỏ bị áp xe hậu môn thường là do yếu tố bẩm sinh hoặc là do hậu môn bị nhiễm trùng.

Do bẩm sinh: phần lớn nguyên nhân gây ra áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ thường là do yếu tố bẩm sinh. Ngay từ trong bụng mẹ trẻ đã có những cấu tạo bất thường ở cơ thể. Những bất thường này có thể khiến ổ áp xe hình thành từ khe hậu môn trực tràng và lan rộng ra vùng xung quanh.

Do nhiễm trùng: do cấu tạo lớp da của trẻ khá mỏng, cha mẹ lại sử dụng bỉm hoặc tã giấy không đúng cách nên khiến vùng da hậu môn bị kích thích dẫn tới viêm nhiễm.

Ngay sau sinh trẻ bị nhiễm khuẩn do tụ cầu hoặc vi khuẩn đường ruột gram âm xâm nhập lên tế bào da của trẻ và khiến ổ áp xe hình thành.

Áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như:

Khối áp xe ở hậu môn khiến trẻ đau nhức nên trẻ ăn không ngon miệng hoặc không ăn được. Trẻ liên tục quấy khóc, ngủ ít, giấc ngủ cũng bị gián đoạn. Thông thường trẻ bị áp xe hậu môn thường có dấu hiệu sút cân, sức đề kháng cũng như sức khỏe cũng bị suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài trẻ có thể bị suy dinh dưỡng trầm trọng.

Nguyên nhân gây áp xe hậu môn ở trẻ

Nguyên nhân gây áp xe hậu môn ở trẻ

Những khối áp xe hậu môn khiến trẻ đi ngoài gặp khó khăn. Phân không đào thải ra hết nên gây ra hiện tượng tích tụ chất độc trong người. Nghiêm trọng hơn các khối áp xe có thể vỡ ra gây nhiễm trùng và hình thành nên các đường rò ở xung quanh hậu môn.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thăm khám lâm sàng được xem là phương pháp chẩn đoán chính trong việc phát hiện sớm áp xe hậu môn ở trẻ. Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa quan sát hậu môn để phát hiện vị trí cũng như kích thước của các khối áp xe. Ngoài ra phụ huynh cũng cần thiết phải cung cấp các triệu chứng đi kèm của trẻ để các bác sĩ phán đoán tình hình bệnh.

Phương pháp chính trong điều trị áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ là tiểu phẫu hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên do sức khỏe của trẻ không được như người lớn nên phương pháp điều trị được khuyến khích sử dụng là can thiệp tiểu phẫu.

Bác sĩ sẽ sử dụng một số dụng cụ y khoa để chích rạch và tháo mủ nhằm loại bỏ các tổ chức áp xe ra khỏi hậu môn. Sau đó sẽ tiến hành sát khuẩn tại chỗ bằng dung dịch sát khuẩn. Trẻ cũng cần thiết phải kết hợp với kháng sinh đường uống để giảm đau và chống nhiễm trùng vết thương.

Phụ huynh nên nhớ thay bông băng và vệ sinh khu vực chích rạch hàng ngày để đảm bảo cho vết thương không bị nhiễm trùng và nhanh lành.

Đối với một số trường hợp các khối áp xe sưng to, nhiễm trùng nặng và có biến chứng sang rò hậu môn thì nhất thiết phải phẫu thuật để cắt bỏ đường rò. Trẻ cần được theo dõi chặt chẽ ở những cơ sở y tế chuyên khoa sau khi kết thúc phẫu thuật.

Chế độ chăm sóc hợp lý sau điều trị áp xe hậu môn giúp mau lành bệnh

Chế độ chăm sóc hợp lý sau điều trị áp xe hậu môn giúp mau lành bệnh

Những lưu ý về chế độ chăm sóc cho trẻ sau khi điều trị áp xe hậu môn

Phụ huynh cần vệ sinh hậu môn hàng ngày cho trẻ nhất là sau khi đại tiện. Cách vệ sinh đúng cách là dùng nước ấm hoặc nước muối pha loãng để vệ sinh. Sau đó dùng khăn mềm lau khô sạch sẽ.

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Cần nhắc trẻ nghỉ ngơi nhiều, tránh đi lại, chạy nhảy để vết mổ nhanh lành.

Dinh dưỡng cho trẻ bị áp xe hậu môn cũng cần phải được để ý. Cha mẹ nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho con bằng những thực phẩm giàu năng lượng như thịt gà, các loại thịt đỏ, trứng và sữa. Nêm nếm vừa ăn, tránh ăn quá mặn.

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh cũng như hoa quả tươi để cung cấp thêm nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên phụ huynh có con em bị áp xe hậu môn đã chủ động hơn trong cách chăm sóc cũng như phát hiện được sớm bệnh áp xe hậu môn ở trẻ.

Phòng khám chữa bệnh trĩ Tổng hợp


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Có thể sử dụng thuốc kháng sinh điều trị áp xe hậu môn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào…
Mổ áp xe hậu môn là phương pháp điều trị bệnh áp xe hậu môn hiệu quả, có thể trị…
Bệnh áp xe hậu môn tái phát có rất nhiều nguyên nhân gây ra vì vậy cần phải biết cách…
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ áp xe hậu môn cần được chú trọng để đảm bảo cho vết thương…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !