248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Trĩ nội và trĩ ngoại phân biệt như thế nào?

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (299 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 18/04/2019

Trĩ nội và trĩ ngoại là hai dạng của bệnh trĩ với những đặc điểm chung và riêng thú vị. Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại sẽ quyết định khá lớn đến cách thức điều trị bệnh trĩ. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết trĩ nội và trĩ ngoại chính xác nhất.

Trĩ nội và trĩ ngoại là bệnh trĩ với những triệu chứng, tác hại tương đối giống nhau chỉ có khác nhau ở vị trí xuất hiện của các búi trĩ.

Vị trí xuất hiện của các búi trĩ

Trĩ nội: búi trĩ xuất hiện ở phía trên đường lược, bên trong hậu môn tức là ranh giới của niêm mạc hậu môn dọc theo chiều dài của ống hậu môn.

Trĩ ngoại: búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược, bên ngoài hậu môn, nơi tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác. Do đó dễ nhận biết bệnh trĩ ngoại hơn so với bệnh trĩ nội.

Các cấp độ và đặc trưng của chúng

Cấp độ bệnh trĩ nội: trĩ nội được chia làm 4 cấp độ với những đặc điểm như:

  • Cấp độ 1: triệu chứng là chảy máu kín đáo, rất khó để phát hiện.
  • Cấp độ 2: búi trĩ đã hình thành và sa ra ngoài lúc người bệnh đại tiện nhưng có thể tự co lại được.
  • Cấp độ 3: búi trĩ phát triển lớn hơn, sa ra ngoài khi đại tiện nhưng dùng tay có thể đẩy vào được.
  • Cấp độ 4: búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn nhưng dùng tay cũng không thể đẩy vào bên trong. Có thể gây ra hiện tượng nghẹt và hoại tử hậu môn.

Cấp độ bệnh trĩ ngoại: trĩ ngoại cũng được chia làm 4 cấp độ với những đặc trưng như sau:

  • Cấp độ 1: búi trĩ hình thành có kích thước nhỏ cỡ hạt ngô, có thể sở nắn được.
  • Cấp độ 2: búi trĩ phát triển to hơn, tiếp tục phát triển thành những đường ngoằn ngoèo ở hậu môn.
  • Cấp độ 3: búi trĩ lớn bịt kín hậu môn gây vướng víu và khó khăn khi đại tiện.
  • Cấp độ 4: hậu môn bị sưng tấy, viêm nhiễm và đau đớn vô cùng do búi trĩ phát triển lớn.
Cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
Cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Hình thái bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

Bệnh trĩ nội:

  • Trĩ nội do mạch máu bị phù: búi trĩ có màu đỏ tươi, nề và dễ bị sa xuống. Bề mặt có những hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp và dễ xuất huyết.
  • Trĩ nội do tĩnh mạch bị phình gập: túi tĩnh mạch trên trĩ bị gấp khúc, phình giãn và tạo thành búi trĩ. Búi trĩ có màu đỏ, mềm và dễ chảy máu.
  • Trĩ nội do bị xơ hóa: búi trĩ bị tổn thương nhiều lần nên gây ra tình trạng sưng, viêm, làm mô sợi tăng sinh trở nên cứng và rất dễ bị lòi ra. Chúng thường có màu trắng và dễ bị chảy máu.

Bệnh trĩ ngoại:

  • Trĩ ngoại do tĩnh mạch bị phình: dưới da tĩnh mạch trĩ bị gấp khúc, ở ngay phần rìa mép hậu môn, hình thành các hình khác nhau như dài, tròn hay dẹt.
  • Trĩ ngoại do viêm: do những nếp gấp ở hậu môn bị viêm nhiễm, phù nề mà gây ra.
  • Trĩ ngoại do tổ chức kết đế: phần rãnh nhăn ở mép hậu môn bị to ra, các mô kết đế bị tăng sinh.
  • Trĩ ngoại do thuyên tắc mạch: tĩnh mạch trên bị tắc vỡ nên gây ra hiện tượng chảy máu. Phần dưới da ngay mép hậu môn hình thành những búi trĩ nhỏ. Dạng trĩ ngoại này gây đau tức dữ dội nhất là mỗi khi người bệnh đại tiện.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội:

  • Triệu chứng ban đầu chỉ là chảy máu khi đại tiện. Máu chảy kín đáo nên khó phát hiện.
  • Búi trĩ hình thành ở bên trong hậu môn nên khó phát hiện, bệnh nhân chỉ có thể cảm thấy hậu môn ngứa ngáy, khó chịu và thỉnh thoảng hơi đau.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại:

  • Ngay từ mới hình thành búi trĩ ngoại đã xuất hiện ở hậu môn với kích thước bằng hạt đậu hoặc hạt ngô nên dễ phát hiện.
  • Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu khu vực hậu môn. Do búi trĩ tập trung ở các dây thần kinh cảm giác nên cảm giác đau và ngứa dữ dội hơn nhiều so với bệnh trĩ nội.
  • Càng về sau búi trĩ càng co ra ngoài và chiếm hết khu vực hậu môn gây tắc nghẹt, hoại tử.
  • Một số triệu chứng khác cũng tương tự như trĩ nội: chảy máu lúc đại tiện, ngứa ngáy, tiết dịch hậu môn, cảm giác thốn, kích ứng hậu môn…

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội và trĩ ngoại:

Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có chung những nguyên nhân gây ra bệnh như sau:

  • Do bị táo bón mãn tính.
  • Do lười vận động, đứng lâu, ngồi nhiều.
  • Lười ăn rau xanh, hoa quả và ngũ cốc.
  • Không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Thường xuyên thức khuya, ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ…
  • Làm việc nặng, khuân vác quá sức.
  • Đại tiện không đúng cách, đại tiện rặn mạnh, ngồi lâu, nhịn đại tiện.
  • Hậu môn trực tràng phải chịu áp lực quá mức như do quá trình mang thai và sinh đẻ, sau tiểu phẫu vùng hậu môn trực tràng.
  • Người già có các cơ hậu môn bị lão hóa.
  • Trẻ em ngồi bô nhiều, bị táo bón dài ngày.
  • Một số bệnh lý mãn tính gây ra như bệnh viêm ruột, lao phổi, hen suyễn, tiêu chảy…

Tác hại nguy hiểm của trĩ nội và trĩ ngoại

Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe của người bệnh như: thiếu máu, suy nhược cơ thể, nhiễm trùng hậu môn, nghẹt búi trĩ, gia tăng nguy cơ mắc phải ung thư hậu môn trực tràng…Tuy nhiên theo như nhiều người đánh giá trĩ nội nguy hiểm hơn vì khó phát hiện hơn, nên thường được điều trị khi đã ở giai đoạn muộn.

Cách điều trị trĩ nội và trĩ ngoại:

Trĩ nội và trĩ ngoại giai đoạn sớm có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc tân dược, thuốc đông y. Thuốc có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, cầm máu, giảm sưng đau và giảm ngứa.

Trĩ nội và trĩ ngoại ở giai đoạn muộn thì bắt buộc phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thì mới có thể dứt điểm được bệnh. Khi tiến hành phẫu thuật bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở y tế tốt có máy móc và trang thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa biến chứng.

Kết

Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên bệnh nhân đã biết cách phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Biết mình có nguy cơ mắc phải bệnh trĩ nào và có phương hướng điều trị phù hợp.


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn đó là băn khoăn của không ít bệnh nhân khi không may…
Trĩ ngoại độ 1 và 2 có nhiều triệu chứng nhưng khó nhận biết kèm theo tác hại và khó…
Theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp cho câu hỏi trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng…
Bài viết sẽ giới thiệu cho bạn các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ ngoại không đau với chi phí…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !