248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Bệnh trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (163 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 10/04/2019

Trĩ ngoại là một trong hai loại trĩ điển hình. So với bệnh trĩ nội thì trĩ ngoại dễ điều trị hơn, dễ nhận biết hơn. Những thông tin chi tiết liên quan đến căn bệnh trĩ ngoại sẽ có đầy đủ trong bài viết này, bệnh nhân cùng theo dõi nhé.

Trĩ ngoại là như thế nào?

Trĩ ngoại khác trĩ nội ở chỗ đó là vị trí xuất hiện của búi trĩ trong hậu môn trực tràng. Đó là sự suy giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trực tràng ở phía dưới đường lược dẫn đến hình thành các búi trĩ xơ cứng, lòi ra ngoài ống hậu môn và gây viêm nhiễm.

Khác với bệnh trĩ nội, ngay từ khi mới xuất hiện bệnh trĩ ngoại đã có hiện tượng lòi búi trĩ ra ngoài hậu môn gây khó khăn, vướng víu và khó chịu cho người bệnh.

bệnh trĩ ngoại là bệnh gì

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại, dưới đây chỉ là một số nguyên nhân hay gặp nhất

  • Do chứng táo bón kéo dài: táo bón làm phân khô cứng khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi đại tiện. Đại tiện phải dùng nhiều lực để rặn, lâu dần khiến các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn bị sưng phồng và suy giãn quá mức nên hình thành các búi trĩ.
  • Do lười vận động: những người lười vận động, đứng lâu, ngồi nhiều cũng là đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ ngoại.
  • Ăn uống không khoa học: ăn ít chất xơ, thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, uống ít nước khiến bộ máy tiêu hóa trở nên nặng nề và hình thành nên những búi trĩ.
  • Một số thói quen sinh hoạt không khoa học khác như: thường xuyên rặn mạnh khi đại tiện, nhịn đại tiện, đại tiện ngồi xổm cũng là nguyên nhân gia tăng bệnh trĩ ngoại.
  • Tuổi tác, sinh nở: Người già có cơ vòng hậu môn yếu, phụ nữ mang thai và sinh đẻ là những đối tượng dễ mắc phải bệnh trĩ ngoại.
  • Một số bệnh toàn thân khác như: viêm phế quản, lao phổi, giãn phế quản mãn tính lâu ngày cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh trĩ ngoại.
  • Quan hệ tình dục: cửa sau thường xuyên gây viêm nhiễm hậu môn và hình thành búi trĩ.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại

Như trên đã nói so với trĩ nội bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn, dưới đây là một số những dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ ngoại:

  • Đi ngoài ra máu: thường là máu đỏ tươi. Sau khi đại tiện bệnh nhân sẽ thấy thường xuyên chảy máu khu vực hậu môn, máu có thể thấm nhẹ qua giấy vệ sinh hoặc nhỏ từng giọt theo phân.
  • Đau rát khu vực hậu môn: thường gặp cùng lúc với lúc đại tiện, xuất hiện cao điểm vào lúc trong và sau khi đại tiện. Hoặc cũng có cảm giác âm ỉ cả ngày bất kể thời điểm nào.
  • Có cảm giác tức, nặng, ngứa ngáy và khó chịu ở khu vực hậu môn.
  • Hậu môn bị sưng to và chảy nhiều máu.
  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: ở trường hợp nhẹ chúng có thể tự động thụt lại vị trí ban đầu nhưng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng chúng không thể tự co lại vị trí ban đầu mà phải dùng tay để tác động.

Các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại đều xuất hiện ở giai đoạn sớm nên bệnh nhân có thể nhận biết được dễ dàng.

cấp độ trĩ ngoại

Phân loại cấp độ trĩ ngoại

Có thể phân chia cấp độ bệnh trĩ ngoại thành bốn loại đó là:

  • Trĩ ngoại độ 1: búi trĩ mới hình thành nhưng đã lòi ra ngoài hậu môn nhưng có thể tự co lại được vị trí ban đầu.
  • Trĩ ngoại độ 2: búi trĩ đã phát triển với kích thước lớn hơn, có hiện tượng chảy máu khi đại tiện, bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở khu vực này.
  • Trĩ ngoại độ 3: giai đoạn nặng của bệnh trĩ ngoại búi trĩ đã phát triển với kích thước lớn hơn trước nhiều lần. Bệnh nhân sẽ thấy chảy nhiều máu mỗi khi đại tiện, cảm giác đau đớn khu vực hậu môn càng rõ ràng hơn.
  • Trĩ ngoại độ 4: đây là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ, búi trĩ thường trực ở hậu môn gây viêm nhiễm nặng nề khu vực này. Cảm giác đau đớn và khó chịu ở khu vực hậu môn khiến bệnh nhân khó chịu và không thể tập trung trong sinh hoạt được.

Trĩ ngoại nguy hiểm như nào?

Trĩ ngoại tuy không phải là bệnh cấp tính có thể cướp đi tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều tác hại xấu cho sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:

  • Gây khó khăn cho sinh hoạt: trĩ ngoại thường xuyên sa ra ngoài hậu môn nên gây khó chịu, vướng víu cho người bệnh. Tất cả các hoạt động như sinh hoạt, tắm rửa, vệ sinh đều gặp bất tiện khi có búi trĩ xuất hiện ở khu vực này.
  • Làm viêm nhiễm khu vực hậu môn: búi trĩ ngoại có thể tiết dịch chảy máu ở khu vực hậu môn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ hậu môn sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, lở loét thậm chí là hoại tử. Vì thế bệnh nhân bị bệnh trĩ ngoại phải chú ý vệ sinh khu vực này cho sạch sẽ.
  • Gây ra bệnh thiếu máu: trĩ ngoại gây ra hiện tượng chảy máu hậu môn khi đại tiện. Lượng máu thiếu hụt này lâu ngày có thể gây ra các hệ lụy xấu cho sức khỏe của người bệnh như suy giảm trí nhớ, sa sút sức khỏe và tinh thần.
  • Gia tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng: trĩ ngoại nếu không được điều trị kịp thời thì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh hậu môn trực tràng nguy hiểm như ung thư hậu môn, ung thư trực tràng…

phương pháp điều trị trĩ ngoại

Giải pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Trong điều trị bệnh trĩ ngoại phải căn cứ vào mức độ, tình trạng của người bệnh mới có phương pháp phù hợp được.

Nếu bệnh nhân bị trĩ ngoại cấp độ 1 hoặc 2 thì có thể áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa như sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn, các bài thuốc chữa trĩ từ y học cổ truyền của dân tộc để điều trị bệnh.

Nếu bệnh nhân bị trĩ ngoại độ 3 và 4 thì phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc các phẫu thuật ngoại khoa thì mới mong khỏi được bệnh. Hiện nay các phương pháp phẫu thuật trĩ ngoại như phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT cho hiệu quả rất tốt, lại an toàn và không gây đau đớn nên bệnh nhân có thể lựa chọn để điều trị cho mình.

Trên đây là một số thông tin cần thiết liên quan đến bệnh trĩ ngoại mà bệnh nhân có thể tham khảo. Hy vọng bệnh nhân sẽ có kế hoạch điều trị kịp thời khi phát hiện ra bệnh.


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn đó là băn khoăn của không ít bệnh nhân khi không may…
Trĩ nội và trĩ ngoại phân biệt không khó vì có nhiều triệu chứng, biểu hiện trái ngược nhau. Hãy…
Trĩ ngoại độ 1 và 2 có nhiều triệu chứng nhưng khó nhận biết kèm theo tác hại và khó…
Theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp cho câu hỏi trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !