248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Trẻ Nhỏ Bị Sa Trực Tràng Phải Làm Sao? [2019] Chuyên Gia Giải Đáp

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (266 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 10/06/2019

Trẻ nhỏ bị sa trực tràng phải làm sao khi mà lúc này cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn toàn, rất dễ bị tổn thương nếu điều trị sai phương pháp.

Sa trực tràng ở trẻ nhỏ tuy là một bệnh lành tính, ít có biến chứng nặng nề nhưng gây cho con trẻ nhiều phiền hà trong sinh hoạt và khối ruột sa ra ngoài khiến cha mẹ hốt hoảng.

Vậy, trẻ nhỏ bị sa trực tràng cha mẹ phải làm sao?

Trẻ nhỏ bị sa trực tràng phải làm sao?

Trẻ nhỏ bị sa trực tràng phải làm sao?
Trẻ nhỏ bị sa trực tràng phải làm sao?

Sa trực tràng thường gặp ở trẻ em dưới ba tuổi và người lớn trên 50 tuổi. Ở trẻ em nguyên nhân gây ra bệnh thường là do yếu tố bẩm sinh tức là những bất thường trong cấu trúc giải phẫu chỗ gấp bóng trực tràng và ống hậu môn.

Đa số phụ huynh đều cảm thấy vô cùng hốt hoảng khi thấy con em mình bị sa trực tràng. Tuy nhiên, các bác sĩ giải thích trẻ nhỏ dưới ba tuổi mà bị sa trực tràng thì cũng không quá nghiêm trọng, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử trí cho con.

Đối với bệnh sa trực tràng ở trẻ nhỏ dưới ba tuổi các bác sĩ cho hay có thể áp dụng phương pháp điều trị nội khoa kết hợp với một số cách xử trí tại nhà để điều trị cho con.

Trẻ nhỏ bị sa trực tràng nên sử dụng thuốc

trẻ nhỏ bị sa trực tràng không nên cho ngồi bô
trẻ nhỏ bị sa trực tràng không nên cho ngồi bô

Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, thuốc tiêu chảy giúp hỗ trợ cho trẻ đại tiện được dễ dàng hơn, từ đó mà giảm hiện tượng khối sa ra bên ngoài hậu môn. Ngoài ra, các chuyên gia cũng tư vấn cho phụ huynh một số cách xử trí tại nhà cho trẻ bị sa trực tràng như sau:

  • Cho trẻ nằm ngửa, dạng hai chân và kê mông cao.
  • 1 người phụ cầm vào 2 chân bé và giơ lên cao, dạng ra hai bên.
  • 1 người đứng đối diện với mông trẻ, dùng nước ấm để xối sạch khối sa, dùng các ngón bàn tay phải nắm chặt lấy khối sa, lấy ngón cái bàn tay đặt vào giữa khối sa rồi từ từ đẩy khối sa lên.
  • Cùng lúc đó người giữ chân trẻ sẽ từ từ hạ thấp chân và khép dần hai chân lại, khi khối sa vừa đẩy ra hết cũng là lúc 2 mông khít lại và hai chân bé duỗi thẳng. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 – 30 phút.

Đa số các trường hợp bệnh nhi bị sa trực tràng đều có thể điều trị nội khoa để bảo tồn, chờ sự phát triển của cơ thể để điều chỉnh hay thay đổi cấu trúc giải phẫu vùng đáy chậu. Chỉ can thiệp bằng phẫu thuật nếu như trực tràng vẫn còn sa sau khi trẻ đủ 3 tuổi trở nên và khối sa có chiều dài trên 3cm.

Bên cạnh đó trẻ cũng cần được điều trị tích cực các yếu tố thúc đẩy sa trực tràng phát triển như kiết lỵ, táo bón, suy dinh dưỡng hay tiêu chảy.

Trẻ nhỏ bị sa trực tràng cần phòng ngừa và tránh tái phát cẩn thận

chú ý thay bỉm vệ sinh hậu môn để tránh sa trực tràng cho trẻ
chú ý thay bỉm vệ sinh hậu môn để tránh sa trực tràng cho trẻ

Sa trực tràng ở trẻ nhỏ rất dễ tái phát nếu như cha mẹ không để ý chăm sóc đến chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt cho con. Dưới đây các bác sĩ cũng chỉ ra một số cách chăm sóc cho trẻ tại nhà để phòng ngừa và tránh tái phát sa trực tràng

  • Tư thế đại tiện của trẻ: không cho trẻ ngồi bô hoặc ngồi chồm hỗm vì sẽ tăng áp lực lên tầng sinh môn và gây sa. Nên bế trẻ ở tư thế xi ị hay xi tiểu như lúc trẻ còn nhỏ chưa ngồi được bô.
  • Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất xơ để phòng ngừa chứng táo bón.
  • Cho trẻ uống ngừa rota virut, chú ý vệ sinh ăn uống cho sạch sẽ để phòng ngừa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ.
  • Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ trong trường hợp cần thiết.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp.
  • Điều trị ngay các bệnh lý tiêu hóa không nên chần chừ vì sẽ ảnh hưởng đến trực tràng của trẻ.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ thật sạch sẽ nhất là khu vực hậu môn. Trong trường hợp trẻ thường xuyên đóng bỉm thì cha mẹ nên lựa chọn các loại bỉm phù hợp, thấm hút tốt. Khi thay bỉm thì chú ý lau chùi hậu môn cho sạch sẽ. Tốt nhất nên hạn chế sử dụng bỉm cho trẻ.

Kết

Bệnh sa trực tràng ở trẻ em không gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng lại gây ra những tác động không tốt đến quá trình phát triển cả thể chất và tinh thần của trẻ.

Tuy trẻ nhỏ bị sa trực tràng phải làm sao là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Nhưng, nó lại không đáng lo ngại khi bạn biết điều trị, phòng ngừa bệnh đúng cách.

Phòng khám bệnh trĩ Thành Đô tổng hợp


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Sa trực tràng ở người lớn là bệnh cũng thường xuất hiện giống như trĩ hay nứt kẽ hậu môn.…
Thực hiện chẩn đoán sa trực tràng cần thăm khám triệu chứng cẩn thận bởi bệnh rất dễ nhầm lẫn…
Sa trực tràng sau sinh khiến không ít chị em hoang mang và khó chịu khi bệnh ảnh hưởng rất…
Bệnh sa trực tràng kiểu túi thường gặp ở phụ nữ với một số triệu chứng khá đặc trưng. Và…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !