Các loại thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất được các sĩ khuyên dùng
LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

Nơi công tác
Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh
Ngày viết : 14/05/2019
Người ta đã thống kê được có tới hơn 100 loại thuốc tân dược bao gồm cả thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn có tác dụng chữa bệnh trĩ. Đó là chưa kể đến một số thực phẩm chức năng từ Đông y, thuốc nam, bài thuốc Đông y cũng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Như vậy có thể thấy có rất nhiều các loại thuốc chữa bệnh trĩ. Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu một số loại thuốc điển hình dùng để chữa bệnh trĩ.
Trĩ là một bệnh hậu môn trực tràng khá dai dẳng, điều trị không khó nhưng lại dễ tái phát. Đối với điều trị bệnh trĩ bác sĩ luôn tư vấn người bệnh là nên chữa sớm vì sẽ cho hiệu quả cao, an toàn và tiết kiệm đáng kể chi phí điều trị bệnh.
Nếu bệnh nhân chữa trĩ khi bệnh ở giai đoạn sớm thì sử dụng thuốc được xem là giải pháp điều trị chủ yếu mang lại hiệu quả cao. Vậy có những loại thuốc gì được sử dụng để chữa bệnh trĩ?
Mục lục
Thuốc Đông y chữa trĩ
Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc quý được sử dụng để chữa bệnh trĩ. Điểm lợi của việc sử dụng phương pháp đông y chữa bệnh trĩ là sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên nên an toàn, lành tính và có thể sử dụng lâu dài.
Bài thuốc Đông y đường uống
Một số bài thuốc đông y được sử dụng qua đường uống có tác dụng đối với trường hợp bệnh nhân bị trĩ độ 1 hoặc có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ độ 2, 3, 4 bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị khác.
Bài thuốc Đông y có thành phần khá đa dạng, có nhiều bài thuốc phù hợp với cơ địa cũng như thể trạng của người bệnh.
Khi sử dụng những bài thuốc này người bệnh cần bỏ chút thời gian để sắc thuốc, uống đều đặn 1 thang/ ngày. Khi sử dụng cần phải hết sức kiên trì, sử dụng liên tục trong thời gian dài từ 3-6 tháng mới có hiệu quả lâu dài.
Bài thuốc Đông y ngâm rửa hậu môn
Thành phần chính của những bài thuốc Đông y này vẫn là một số thảo dược từ thiên nhiên. Khi sử dụng bệnh nhân vẫn phải đun tuy nhiên bệnh nhân không dùng qua đường uống mà chủ yếu là ngâm rửa hậu môn hàng ngày.
Bài thuốc Đông y ngâm rửa hậu môn có tác dụng giảm sưng, giảm viêm, cầm máu và hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.

Thực phẩm chức năng từ Đông y chữa bệnh trĩ
Những thực phẩm chức năng được quảng cáo rộng rãi trên thị trường như An Trĩ Vương, Tottri, Safinar, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cũng như giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh trĩ như:
- Làm tăng sức bền thành mạch
- Tiêu viêm, tiêu sưng, giảm đau
- Giảm ngứa
- Cầm máu, tiêu búi trĩ
- Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị chứng táo bón
Thành phần chính của những loại thực phẩm chức năng kể trên chủ yếu là các vị thuốc thiên nhiên được bào chế thành dạng viên nang hoặc túi bột để giúp người bệnh sử dụng tiện lợi và dễ dàng hơn.
Thực phẩm chức năng chữa trĩ tương đối an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài.
Nhìn chung thuốc Đông y chữa trĩ dễ sử dụng tuy nhiên cả các bài thuốc uống, thuốc bôi hay thực phẩm chức năng thì chỉ có hiệu quả đối với bệnh trĩ ở giai đoạn manh nha nói cách khác là bệnh trĩ độ nhẹ. Hiệu quả thì phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân.
Nếu để điều trị dứt điểm bệnh trĩ thì vẫn phải can thiệp bằng thuốc tân dược hoặc các phương pháp điều trị hiệu quả khác.
Thuốc nam chữa trĩ
Chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc nam khá đơn giản. Sử dụng thuốc nam cũng khá an toàn, không có tác dụng phụ nên được rất nhiều bệnh nhân tin dùng.
Một số cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh trĩ mà nhiều người vẫn đang sử dụng đó là:
- Cây huyết dụ: có tác dụng cầm máu, giảm đau, bổ máu.
- Cây hương nhu: có tác dụng giảm sốt, lợi thấp, hành thủy.
- Cây cỏ mực: có tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, chỉ huyết lỵ hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khá hiệu quả.
- Cây hồng: giảm đau, giảm sưng, cầm máu hiệu quả.
- Cây lá bỏng: có thể tiêu viêm, giảm đau, làm lành vết thương nhanh chóng.
- Cây lộc vừng: chữa trĩ, đau bụng, tiêu chảy.
Thuốc nam chữa bệnh trĩ tuy an toàn, rẻ tiền, dễ kiếm nhưng chỉ phù hợp với bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ. Khi sử dụng thuốc nam bệnh nhân cần cẩn thận trong khâu sơ chế cây thuốc để tránh gây ra tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị chảy máu hậu môn.
Nếu sử dụng trong thời gian dài mà không có hiệu quả hoặc bệnh có dấu hiệu nặng thêm thì bệnh nhân nên tìm đến các phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn.

Thuốc tân dược chữa bệnh trĩ
So với thuốc nam, thuốc Đông y, thuốc tân dược để chữa trĩ được nhiều bệnh nhân và bác sĩ tin dùng vì cho hiệu quả nhanh hơn, tiện lợi và dễ sử dụng hơn. Thuốc tân dược chữa trĩ được xem là phương pháp điều trị chính đối với trường hợp bệnh nhân bị trĩ độ 1, 2. Tức là bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ.
Trường hợp bệnh nhân bị trĩ giai đoạn nặng, cần phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật hoặc sử dụng thủ thuật thì một số loại thuốc tân dược như thuốc chống táo bón, thuốc nhuận tràng, thuốc giảm đau cũng được sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Thuốc tân dược dạng bôi
Phần lớn các loại thuốc tân dược để bôi có tác dụng tại chỗ, giúp giảm đau, giảm sưng, tiêu viêm, teo búi trĩ do bệnh trĩ gây ra. Một số loại thuốc bôi chữa trĩ gồm có :
- Thuốc bôi Proctolog.
- Kem bôi trĩ chữ A của Nhật Bản.
- Thuốc bôi trĩ Mastu S.
- Pilex Oint ment
Trước khi sử dụng những loại kem bôi này bệnh nhân chú ý vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn. Sử dụng một lượng thuốc bôi vừa phải lên hậu môn, đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng thuốc. Khi bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì nên dừng lại ngay.
Thuốc tân dược dạng uống
Tác dụng chính của thuốc tân dược dạng uống là tăng sinh các mô liên kết tại vị trí búi trĩ, co mạch, giảm đau, giảm sưng.
Thuốc co mạch: thắt chặt các mạch máu, giúp mạch máu được thu nhỏ. Một số loại thuốc co mạch được sử dụng như: Phenylephrine, Epinephrin, Norephinephrin…Sử dụng loại thuốc nào là phải căn cứ vào cơ địa của người bệnh.
Thuốc co mạch cũng có một số tác dụng phụ nhất định như: tăng huyết áp, căng thẳng, mất ngủ, run rẩy… do đó khi sử dụng bệnh nhân phải hết sức cẩn trọng. Tốt nhất nên sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc hydrocortisone: được sử dụng khá phổ biến để điều trị bệnh trĩ. Thuốc có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng sưng ngứa, khó chịu ngoài da.
Thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ, đau đầu, chóng mặt. Do đó thuốc được sử dụng rất hạn chế, liều dùng khuyến nghị là 1-4 liều/ ngày. Thời gian sử dụng thuốc cũng tương đối ngắn, càng điều trị đợt cuối thì lượng thuốc càng giảm.
Thuốc gây tê và giảm đau: có tác dụng giảm nhẹ những triệu chứng đau đớn do búi trĩ gây ra. Bao gồm một số loại thuốc sau:
- Trimebutin
- Dibucain
- Medicone
- Lanacane
- Nupercainal
Thuốc giảm đau cho tác dụng rất nhanh. Có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh trĩ từ vài phút đến vài giờ sau khi sử dụng liều đầu tiên. Thường được sử dụng song song bên cạnh các phương pháp điều trị khác.
Khi sử dụng bệnh nhân nên thận trọng đối với những trường hợp quá mẫn.
Các loại thuốc kháng sinh giảm đau và giảm viêm sưng: Tác dụng chính là chống lại sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn gây viêm nhiễm hậu môn. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà sử dụng một số loại thuốc như:
- Penicilin.
- Cephalosporin.
- Carbapenem.
- Aspirin.
- Acetaminophen.
Kháng sinh cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn vì thế khi sử dụng bệnh nhân nên thận trọng.
Thuốc tân dược dạng đặt
Ngoài thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ thì thuốc đặt hậu môn cũng khá phổ biến. Thuốc dạng đặt thường có hình đạn, phù hợp cho những người bị bệnh trĩ có kèm theo các bệnh tiêu hóa, mẫn cảm với các thành phần của thuốc uống hoặc thuốc bôi.
Một số thuốc đặt hậu môn gồm có:
- Thuốc đạn Avenoc.
- Thuốc đạn Witch Hazel.
- Thuốc đạn Calmol.
- Thuốc đạn Anusol.
Trên đây là các loại thuốc chữa bệnh trĩ mà chúng tôi tham khảo được từ ý kiến của các chuyên gia. Muốn điều trị bệnh trĩ được hiệu quả bệnh nhân nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn, đúng liều lượng.
Phòng khám chữa bệnh trĩ tổng hợp
Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.
