248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Sa trực tràng ở trẻ em: Cách chữa bệnh sa trực tràng ở trẻ em

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (188 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 29/03/2019

Nhiều người nghĩ rằng bệnh sa trực tràng chỉ xảy ra ở người lớn mà không hay biết trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Vậy sa trực tràng ở trẻ em có những đặc điểm gì?

Nguyên nhân gây sa trực tràng ở trẻ em

Sa trực tràng là tình trạng thoát xuống của phần trên trực tràng qua hậu môn ra ngoài. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới ba tuổi và người lớn trên 50 tuổi. So với người lớn bệnh sa trực tràng ở trẻ em dễ nhận biết hơn do cha mẹ có thể quan sát được những thay đổi bất thường ở hậu môn của trẻ khi tắm rửa cho con em mình.

Ở trẻ em nguyên nhân gây ra sa trực tràng thường là:

Do táo bón lâu ngày

Hiện tượng táo bón lâu ngày khiến cho trực tràng của trẻ bị áp lực nặng nề do thường xuyên phải rặn mạnh khi đại tiện. Ngoài ra táo bón khiến trẻ đi tiêu lâu, phân cứng, rắn và có kích thước lớn hơn bình thường nên có thể gây ra tổn thương cho niêm mạc trực tràng.

Do phẫu thuật hậu môn

Trẻ sinh ra có thể có những dị tật ở hậu môn và các bệnh lý liên quan nên cần phải phẫu thuật. Vết sẹo sau khi phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến trực tràng làm hạn chế quá trình co bóp của trực tràng. Do đó ruột cũng bị chèn ép nên gây ra tình trạng sa trực tràng.

Xơ nang

Đây là một bệnh lý di truyền do trẻ được nhận gen từ bố hoặc mẹ. Dịch nhầy được sản sinh ra khi trẻ mắc phải bệnh này. Dịch nhầy khiến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và phân hủy thức ăn bị ảnh hưởng. Nếu không phát hiện được nguyên nhân khiến trẻ bị sa trực tràng thì khả năng cao là do bị xơ nang.

Tiêu chảy hoặc kiết lỵ kéo dài

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi bệnh lý sa trực tràng thường hình thành khi trẻ bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ trong một thời gian dài.

Thêm vào đó một số dị tật bẩm sinh ở trực tràng, bệnh suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sa trực tràng.

sa trực tràng ở trẻ em

Các loại sa trực tràng hay gặp ở trẻ em

  • Sa niêm mạc: đó là lớp niêm mạc ở phần trực tràng, hậu môn bị sa ra ngoài. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới hai tuổi.
  • Lồng ruột: đây là một phần của thành ruột hoặc trực tràng bị tràn sang phần khác, tạo thành đường gấp khúc khiến phân khó di chuyển ra bên ngoài được. Bệnh này rất nguy hiểm vì có thể khiến trẻ bị tắc ruột.
  • Sa toàn bộ: toàn bộ phần trực tràng bị sa xuống khỏi hậu môn, lồi ra hẳn bên ngoài khi người bệnh đại tiện. Khi bệnh nặng có thể sa ra ngoài kể cả khi không đại tiện.

Cách nhận biết sa trực tràng ở trẻ em

Dựa vào những đặc điểm dưới đây cha mẹ có thể phán đoán con em mình có nguy cơ bị sa trực tràng hay không đó là:

  • Trẻ thường xuyên bị táo bón, thậm chí có những trẻ bị táo bón 6-12 tháng liền.
  • Trẻ thường kêu đau ở phần trực tràng nhất là những lúc trẻ đại tiện.
  • Áp tay vào hậu môn sẽ thấy bỏng rát.
  • Trong trường hợp nặng các khối sa có thể sa hẳn ra ngoài và dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.
  • Trẻ hay quấy khóc, lười ăn, ngủ ít, ít vận động vui chơi như những trẻ khác.

Sa trực tràng không được điều trị kịp thời có thể gây ra di chứng như:

  • Viêm trực tràng.
  • Chảy máu khi đại tiện.
  • Tắc nghẹt trực tràng.
  • Tắc ruột.

Cách điều trị sa trực tràng ở trẻ em

Theo các chuyên gia ở trẻ em dưới ba tuổi bệnh sa trực tràng thường lành tính, ít khi gây ra biến chứng nặng nề. Tuy nhiên có thể khiến trẻ gặp bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng của trẻ.

Đa số các trường hợp trẻ bị sa trực tràng đều có thể điều trị nội khoa để bảo tồn, chờ sự phát triển của cơ thể để thay đổi, điều chỉnh cấu trúc giải phẫu vùng đáy chậu.

Một số loại thuốc được chỉ định điều trị

  • Thuốc nhuận tràng
  • Thuốc chống tiêu chảy
  • Thuốc kháng sinh

Nếu trẻ trên ba tuổi vẫn còn khối sa trực tràng và khối sa có chiều dài trên 3cm thì bắt buộc phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.

Một số mẹo có thể áp dụng để điều trị sa trực tràng tại nhà

Cha mẹ theo dõi trẻ tại nhà và dùng tay để trợ giúp trẻ đẩy khối sa trực tràng lên.

  • Cho bé nằm ngửa, kê mông cao, cho hai chân dạng ra và có một người phụ nắm vào vùng kheo, giữ và giơ chân cao lên. Đứng đối diện với mông của trẻ, lấy nước ấm để vệ sinh sạch sẽ khối sa.
  • Lấy ngón tay phải nắm gọn khối sa, bàn tay trái cầm khối sa nhẹ nhàng đẩy khối sa lên.
  • Trong khi đẩy, người phụ từ từ hạ thấp chân của trẻ xuống và khép dần hai chân của trẻ lại.
  • Khi khối sa vừa đẩy lên hết thì giữ hai chân trẻ ở tư thế duỗi thẳng trong vài phút để cố định khối sa dù trẻ có quấy khóc cũng không bỏ tay ra vì đôi khi trẻ quẫy đạp cũng có thể làm khối sa tụt trở lại.

cách chữa bệnh sa trực tràng ở trẻ em

Một số lưu ý về cách phòng tránh và chăm sóc trẻ bị sa trực tràng

Với những trẻ bị sa trực tràng hoặc có nguy cơ bị sa trực tràng phụ huynh nên lưu ý:

  • Không nên để trẻ bị táo bón lâu ngày mà không điều trị. Nếu trẻ bị táo bón thì nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ uống thêm nhiều nước, ăn thêm sữa chua, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Nếu trẻ đang bú mẹ thì mẹ nên ăn thêm nhiều chất xơ để giúp mát sữa.
  • Không nên cho trẻ ngồi bô hoặc ngồi xổm khi đại tiện. Bởi vì ở tư thế này hậu môn nở rộng và trực tràng ở tư thế thẳng đứng nên rất dễ bị sa ra ngoài.
  • Nên bế ngửa trẻ ở tư thế dựa lưng vào mẹ, hai tay mẹ nắm giữ đùi trẻ khép lại như tư thế “xi” bé đi tiêu lúc nhỏ.
  • Trường hợp khối sa bị mắc kẹt bên ngoài và không thể đẩy lên được thì dùng bông gạc thấm nước ấm đắp lên khối sa và đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay.

Đối với những trường hợp trẻ bị sa trực tràng dù đã được điều trị thì cũng nên tái khám theo dõi nhiều lần theo sự hướng dẫn của bác sĩ cho đến khi được phẫu thuật hoàn toàn.

Sa trực tràng ở trẻ có thể khiến cha mẹ bối rối, hoảng hốt vì khối sa ra ngoài hậu môn tuy nhiên đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nên cha mẹ nên bình tĩnh xử lý khi gặp phải tình trạng này.


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Sa trực tràng ở người lớn là bệnh cũng thường xuất hiện giống như trĩ hay nứt kẽ hậu môn.…
Thực hiện chẩn đoán sa trực tràng cần thăm khám triệu chứng cẩn thận bởi bệnh rất dễ nhầm lẫn…
Sa trực tràng sau sinh khiến không ít chị em hoang mang và khó chịu khi bệnh ảnh hưởng rất…
Bệnh sa trực tràng kiểu túi thường gặp ở phụ nữ với một số triệu chứng khá đặc trưng. Và…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !