248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì? Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (189 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 16/02/2019

Căn bệnh nứt kẽ hậu môn tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến căn bệnh này là việc làm cần thiết nhằm nâng cao được ý thức phòng ngừa và điều trị bệnh khi không may bị nứt kẽ hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Căn bệnh hậu môn trực tràng nhất là bệnh nứt kẽ hậu môn thường gặp phải những bệnh nhân bị táo bón thường xuyên, hay táo bón mãn tính. Khi bệnh nhân bị táo bón phân thường to và cứng, phân tích tụ lâu ngày ở ruột già và trở nên cực kỳ khó tống xuất ra ngoài. Khi bệnh nhân đại tiện dù cố dùng sức để rặn mà vẫn không thể đẩy phân ra bên ngoài.

Hơn thế động tác đại tiện rặn mạnh cộng với phân cứng khiến khu vực hậu môn bị nứt, rách và hình thành nên bệnh. Bệnh nứt kẽ hậu môn thường khiến bệnh nhân đau khi đại tiện hoặc không đại tiện nhưng thường là đau nhiều sau mỗi lần đại tiện.

nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?

nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?

Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em khiến trẻ có thể sợ đại tiện và nhịn đại tiện. Cái vòng luẩn quẩn này có thể làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn và có thể chuyển thành bệnh mãn tính.

Nứt kẽ hậu môn là những vết rách ở niêm mạc trực tràng hậu môn gây đau đớn dữ dội và chảy máu sau mỗi lần đại tiện. Nứt hậu môn được chia làm hai loại đó là nứt hậu môn cấp tính và nứt hậu môn mãn tính.

Quan sát khu vực hậu môn của những bệnh nhân bị nứt hậu môn cấp tính sẽ thấy khu vực hậu môn giống như vết giấy rách. Còn nứt hậu môn mãn tính thường có vết rách giống như mẩu da thừa ở bên trong và bên ngoài hậu môn.

Khoảng hơn một nửa số bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn không cần điều trị mà bệnh có thể tự khỏi hoặc áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản như tăng lượng chất xơ vào trong khẩu phần ăn, loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh, ngâm rửa hậu môn trong các dung dịch chuyên dụng.

Nếu các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn kể trên thất bại thì bắt buộc phải can thiệp bằng các phương pháp điều trị mạnh hơn như: sử dụng kháng sinh, phẫu thuật để hạn chế tổn thương cơ vòng hậu môn và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn

Khi bị nứt kẽ hậu môn các triệu chứng mà bệnh nhân thường gặp phải đó là:

  • Chảy máu đỏ khi vệ sinh: thông qua giấy vệ sinh có thể biết được nguy cơ bị chảy máu khi đại tiện. Máu chảy thường có màu đỏ tươi và thường tách biệt với phân
  • Bệnh nhân cảm thấy đau đớn khi đại tiện, cảm giác đau liên tục có thể kéo dài hàng giờ sau khi đại tiện xong.
  •  Vùng da xung quanh hậu môn bị kích thích, ngứa và sưng tấy, nóng đỏ.
  • Quan sát vùng da xung quanh hậu môn sẽ thấy khu vực này có vết nứt rách với kích thước khoảng vài cm.
  • Hậu môn có mẩu da thừa gây cảm giác vướng víu, khó chịu.
  • Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.

»» Để biết rõ hơn về các triệu chứng cũng như cách đối phó thì bạn hãy tham khảo bài viết: Triệu chứng nứt kẽ hậu môn

Triệu chứng thường thấy ở bệnh nứt kẽ hậu môn

Triệu chứng thường thấy ở bệnh nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn

Táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày chính là thủ phạm chính gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn. Khi bị táo bón phân thường to, rắn và cứng nên rất khó để tống xuất ra bên ngoài. Bệnh nhân bị táo bón thường phải dùng lực rất mạnh để đại tiện. Người bệnh càng rặn mạnh thì áp lực lên khu vực hậu môn trực tràng càng lớn, hậu quả là phân phải cọ sát với hậu môn gây ra các vết nứt, rách.

Nếu tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên mà không được cải thiện sớm thì sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra trĩ, nứt kẽ hậu môn…

Mắc phải bệnh Crohn

Đây là một bệnh rối loạn về đường ruột có thể gây ra nứt kẽ hậu môn. Bệnh Crohn gây ra các vết loét đường tiêu hóa dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, suy dinh dưỡng.Tiêu chảy kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm hậu môn, tổn thương hậu môn và hình thành nứt kẽ hậu môn.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Ống hậu môn có kích thước rất nhỏ lại không có khả năng tiết ra chất bôi trơn khi sinh hoạt tình dục. Vì thế khi dương vật ra vào liên tục hậu môn sẽ khiến khu vực hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra các vết nứt, rách.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Nếu bạn là người lười ăn chất xơ, uống ít nước, thường xuyên nạp các đồ ăn cay nóng, uống nhiều bia rượu thì sẽ rất dễ bị táo bón. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn hàng đầu

Ngoài ra một chế độ ăn uống thiếu khoa học như ăn đồ ăn sống, ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn lên men lâu ngày có thể gây ra các vấn đề về đường ruột, tiêu chảy, gây kích ứng hậu môn và hình thành nên bệnh.

Sinh đẻ gây ra chấn thương hậu môn

Quá trình trở dạ rặn đẻ ở cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ đều có thể gây ra những sang chấn ở khu vực hậu môn. Và hậu quả là sau sinh đẻ phụ nữ rất dễ mắc phải các bệnh hậu môn trực tràng như trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn.

Một số những nguyên nhân khác gây ra bệnh

  • Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, sức đề kháng chống lại bệnh tật kém.
  • Lưu lượng máu giảm ở vùng hậu môn trực tràng.
  • Ung thư hậu môn trực tràng.
  • HIV, ung thư máu, lao, giang mai, mụn giộp sinh dục

Tác hại của bệnh nứt kẽ hậu môn gây ra

Tác hại của bệnh nứt kẽ hậu môn gây ra

Tác hại bệnh nứt kẽ hậu môn

Tác hại của nứt kẽ hậu môn không chỉ làm xáo trộn cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

Gây thiếu máu

nứt kẽ hậu môn khiến bệnh nhân thường xuyên chảy máu khi đại tiện. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bệnh nhân bị thiếu máu mãn tính và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe như: đau đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ, sa sút sức khỏe.

Gây ngộ độc cơ thể

Nứt kẽ hậu môn khiến bệnh nhân đau rát khi đại tiện nên thường có tâm lý sợ đại tiện, nhịn đại tiện. Tình trạng này kéo dài có thể gây ngộ độc cho cơ thể.

Gây viêm nhiễm lở loét

Các vết nứt ở hậu môn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân gây hại xâm nhập và gây nhiễm trùng, lở loét hậu môn.

Gia tăng nguy cơ bị ung thư ác tính

Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy cơ chuyển sang ung thư hậu môn trực tràng nên bệnh nhân càng không được chủ quan.

Điều trị nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Thông thường những vết nứt hậu môn có xu hướng tự lành trong khoảng 2-3 tuần nếu bệnh nhân thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý hơn. Bên cạnh đó các bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh thuốc mỡ giảm đau hoặc gel bôi tại chỗ, thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng.

Tuy nhiên nếu như đã được can thiệp điều trị mà các vết nứt không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân cần phải phẫu thuật để loại bỏ triệt để bệnh.

Có một số kỹ thuật dùng để phẫu thuật nứt kẽ hậu môn đó là:

  1. Nong hậu môn.
  2. Cắt cơ vòng hậu môn.
  3. Thủ thuật Starr.

Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn là một thủ thuật phức tạp đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải thành thục, cơ sở trang thiết bị y tế phải đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn. Hầu hết sau khi kết thúc ca phẫu thuật bệnh nhân đều chấm dứt hẳn được tình trạng bệnh, hậu môn nhanh chóng hồi phục và sinh hoạt được bình thường chỉ sau một thời gian rất ngắn.

Một số biến chứng hiếm có thể xảy ra đó là: nhiễm trùng hậu môn, xuất hiện lỗ rò hậu môn, tổn thương cơ thắt hoặc tái vết nứt hậu môn.

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT điều trị nứt kẽ hậu môn triệt để

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT điều trị nứt kẽ hậu môn triệt để

Một số những lưu ý phòng tránh nứt kẽ hậu môn tái phát:

  1. Bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, hoa quả. Chất xơ sẽ giảm hạn chế tình trạng táo bón một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh.
  2. Uống nhiều nước hơn. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày chúng ta nên uống đủ 2 lít nước hoặc nhiều hơn nếu có thể để phòng tránh bệnh tật và cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  3. Ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, rau lang, mồng tơi, rau đay…
  4. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng lưu lượng máu, thúc đẩy cơ thể chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả.
  5. Tránh rặn quá mức khi đi tiêu. Rặn quá mức có thể gây áp lực lên hậu môn trực tràng, gây nứt rách ống hậu môn.

Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên đã giúp bệnh nhân hiểu rõ bệnh nứt kẽ hậu môn


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Bé bị nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì an toàn, hiệu quả khi bé còn nhỏ? Chắc hẳn là…
Mổ nứt kẽ hậu môn là phương pháp điều trị hiệu quả, triệt để và thường áp dụng đối với…
Nguyên nhân khiến bệnh nứt kẽ hậu môn tái phát cùng cách phòng ngừa và giải quyết sẽ được giải…
Việc phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn rất cần được chú ý. Khi đây hiện đang là căn bệnh…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !