248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em như thế nào? [BÁC SĨ TƯ VẤN]

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (189 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 20/02/2019

Nứt kẽ hậu môn không chỉ xảy ra ở người lớn mà có thể gặp ở trẻ em. Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em khiến sức khỏe cũng như sức đề kháng của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng. So với người lớn thì điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ cũng thường khó khăn hơn do trẻ yếu hơn người lớn. Vậy khi trẻ em bị nứt kẽ hậu môn thì nên xử lý như thế nào?

Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Trẻ nhỏ vốn có sức đề kháng kém nên rất dễ bị mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp hay tiêu hóa, hậu môn trực tràng. Nhiều người nghĩ rằng bệnh nứt kẽ hậu môn chỉ có thể gặp ở người lớn nhưng trẻ em hoàn toàn vẫn có nguy cơ bị bệnh thậm chí có rất nhiều trẻ nhỏ dưới một tuổi bị nứt kẽ hậu môn.

nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ gây khó chịu cho các bé

nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ gây khó chịu cho các bé

Thông thường nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ là do trẻ đại tiện thường xuyên rặn mạnh. Trẻ lười ăn rau xanh dẫn đến thiếu hụt chất xơ gây ra táo bón kéo dài hoặc do thói quen vệ sinh hậu môn không sạch sẽ nhất là sau khi đại tiện.

Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số cách để phát hiện sớm bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ để cha mẹ có thể chủ động.

  • Khi đại tiện trẻ thường quấy khóc nguyên nhân là do trẻ bị đau rát vùng hậu môn.
  • Quan sát phân của trẻ sẽ thấy phân có thể dính máu. Máu cũng có thể dính trong tã, bỉm hoặc trên giấy vệ sinh.
  • Khu vực hậu môn bị rách do trẻ táo bón khi đại tiện nên rặn mạnh khiến hậu môn bị nứt rách.
  • Vùng da xung quanh hậu môn sưng tấy và nóng đỏ.
  • Một vài trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, ngưởi mệt mỏi, uể oải không có hứng thú vui chơi, vận động như những trẻ khác.

Trẻ em thường khó diễn tả được cho người lớn hiểu được đau ở chỗ nào, đau như thế nào. Nhiều khi trẻ kêu đau còn là giả vờ để nhằm lảng tránh đi học hoặc làm việc gì đó. Vì thế khi trẻ có một số bất thường ở khu vực hậu môn thì phụ huynh nên để ý kỹ nhằm kịp thời phát hiện và điều trị sớm cho trẻ.

nhiều nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ

nhiều nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ

Nứt kẽ hậu môn tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ nhưng khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, suy giảm sức khỏe, trí nhớ, tinh thần. Vì thế cha mẹ nên điều trị cho con ngay khi phát hiện bệnh.

Điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em như thế nào?

Có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em. Cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh của trẻ thì mới đưa ra phương pháp điều trị cụ thể được.

Nứt kẽ hậu môn mức độ nhẹ

Bố mẹ có thể sử dụng thuốc để cho trẻ uống hoặc bôi hậu môn. Ngoài ra có thể kết hợp sử dụng thêm men tiêu hóa để phân được mềm hơn, giúp đại tiện dễ dàng, giảm các cơn đau và giúp các tổn thương ở hậu môn nhanh lành.

Tuy nhiên cha mẹ không được tự ý mua thuốc về điều trị cho con mà không tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Phụ huynh nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín chuyên khoa để được thăm khám cụ thể và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

»» Bạn có thể tham khảo 1 số loại thuốc bôi giúp điều trị nứt kẽ hậu môn trẻ em ở mức độ nhẹ trong bài viết: Bé bị nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì an toàn, hiệu quả?

điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em như thế nào?

điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn mức độ nặng

Nếu trẻ bị nứt kẽ hậu môn mức độ nặng, vết nứt dài và ăn sâu vào hậu môn thì cần thiết phải can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ các vết nứt. Các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho trẻ và thực hiện phẫu thuật hậu môn nhằm loại bỏ hết các đường rò xung quanh hậu môn, tái tạo lại các tế bào bị tổn thương và giúp làm lành nhanh chóng khu vực phẫu thuật.

Bên cạnh đó phụ huynh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, hướng dẫn trẻ ăn uống khoa học như ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước. Tập thói quen đại tiện đúng giờ, khuyến khích trẻ luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Vệ sinh khu vực hậu môn thật sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho phụ huynh xoay quanh căn bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em. Hy vọng phụ huynh có con nhỏ sẽ cảnh giác hơn nữa với căn bệnh này.


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Bé bị nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì an toàn, hiệu quả khi bé còn nhỏ? Chắc hẳn là…
Mổ nứt kẽ hậu môn là phương pháp điều trị hiệu quả, triệt để và thường áp dụng đối với…
Nguyên nhân khiến bệnh nứt kẽ hậu môn tái phát cùng cách phòng ngừa và giải quyết sẽ được giải…
Việc phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn rất cần được chú ý. Khi đây hiện đang là căn bệnh…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !