248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663
Tin tức mới nhất
Tin tức mới nhất

Khổ mẹ, khổ con khi kéo nhau đi xét nghiệm máu tìm sán lợn

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (278 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 19/03/2019

Mấy ngày nay bệnh viện nhiệt đới Trung Ương luôn trong tình trạng quá tải vì tăng đột biến số trẻ đến xét nghiệm máu do nghi ngờ nhiễm phải sán lợn. Con trẻ thì mệt mỏi vì phải chen chúc, chờ đợi từ sớm đến trưa thậm chí đến ngày hôm sau vì chưa được xét nghiệm. Phụ huynh thì hiện rõ nỗi hoang mang và bức xúc vì tình trạng của con em mình.

Vậy có nên chăng đổ xô đi xét nghiệm máu tìm sán lợn?

Phó giáo sư Đỗ Duy Cường, giám đốc trung tâm bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai cho hay việc người dân Bắc Ninh dồn dập đưa con đi xét nghiệm máu tìm sán lợn là việc làm không cần thiết.

Bác sĩ Cường cho biết xét nghiệm máu để sàng lọc hiện nay chỉ để phát hiện kháng nguyên và kháng thể của ấu trùng sán lợn trong huyết thanh, với những trẻ khỏe mạnh không có triệu chứng là vô nghĩa. Nếu kết quả dương tính với sán lợn thì cũng chỉ khẳng định bệnh nhân phơi nhiễm với trứng sán do ăn rau sống chứa trứng sán, nguồn nước chứa trứng sán chứ không phải do ăn thịt lợn chứa các ấu trùng.

Người ăn phải thịt lợn chưa chín chứa các nang sán, một khi di chuyển đến dạ dày ấu trùng sán sẽ phát triển, bám vào ruột non để trở thành sán dây trưởng thành. Nếu để khẳng định trong cơ thể có chứa sán trưởng thành do ăn phải lợn gạo thì phải lấy phân đi xét nghiệm. Nếu trong phân có chứa đốt sán trưởng thành thì mới có thể khẳng định bệnh nhân bị nhiễm phải bệnh.

Khổ mẹ, khổ con khi kéo nhau đi xét nghiệm máu tìm sán lợn

Nếu như trẻ có dấu hiệu như động kinh, có vấn đề về thị lực nhưng không rõ nguyên nhân, rối loạn hấp thu và tiêu hóa, nghi ngờ có ấu trùng sán não xuất hiện các nốt dưới da thì mới nên đi xét nghiệm ấu trùng sán.

Để tìm ra chính xác có sự xuất hiện của ấu trùng sán trong phân hay không thì cần phải làm thêm nhiều xét nghiệm như chụp cắt lớp, siêu âm, sinh thiết chứ chỉ làm xét nghiệm máu không thì vẫn không đầy đủ giá trị để kết luận.

Nếu kết quả máu có khẳng định là dương tính với sán thì chưa đủ khả năng khẳng định là có ấu trùng của bệnh hay không. Có tỷ lệ dương tính chéo giữa sán lợn với các loại ký sinh trùng khác.

Chẳng hạn nếu như người bệnh có kết quả dương tính với sán mà chưa có triệu chứng tức là chỉ có phơi nhiễm với bệnh thì cũng không điều trị mà chỉ cần theo dõi.

Cùng quan điểm với bác sĩ Cường bác sĩ Khanh Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết không chỉ có mặt trong thịt lợn, ấu trùng sán còn tồn tại trong rất nhiều môi trường khác nhau như trong nguồn nước, trong đất, trong rau hay nước miếng của động vật.

Hầu hết trong các trường hợp khi vào trong cơ thể của người bệnh ấu trùng giun sán sẽ được đào thải ra bên ngoài theo phân và các chất cặn bã của cơ thể. Một khi trứng giun sán đã được đào thải ra bên ngoài thì kết quả xét nghiệm máu vẫn có thể cho kết quả dương tính mặc dù trên cơ thể của người bệnh không còn bất kỳ ấu trùng giun sán nào cả.

Bác sĩ cũng cho biết chỉ khi bệnh nhân có dấu hiệu của ký sinh trùng xuất hiện ở da như nổi cục, nổi sần. Dấu hiệu ở não như hôn mê, yếu liệt chi, co giật hay có ký sinh trùng chạy nhầm đường nên não, da hoặc mắt thì mới chỉ định xét nghiệm.

Nếu trẻ nhỏ hoặc người lớn không có biểu hiện gì thì không cần thiết phải làm xét nghiệm. Xét nghiệm chỉ tốn kém tiền bạc và thời gian chứ không thể khẳng định được điều gì.

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta chủ quan với thực tế nhiễm giun sán ở trẻ. Các bác sĩ khuyến cáo nếu trẻ không có biểu hiện gì hoặc cha mẹ muốn bảo vệ cho con em mình thì nên sổ giun theo định kỳ 3 đến 6 tháng một lần. Cha mẹ nên có thói quen cho trẻ ăn chín, uống sôi, sử dụng những thực phẩm an toàn.

Đối với trường hợp vụ việc xảy ra ở trường mầm non huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh nếu cha mẹ lo lắng con em mình ăn phải lợn gạo nhiễm phải sán lợn thì có thể cho trẻ dùng thuốc sổ giun, không nhất thiết phải lặn lội chen chúc xếp hàng ở ở bệnh viện lớn để làm xét nghiệm cho con.

Để phòng bệnh cho tất cả mọi người chúng ta nên ăn chín, uống sôi. Ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun ở nhiệt độ 75 độ trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong hai phút, không ăn đồ ăn sống, không ăn rau thơm thì sẽ phòng được sán lợn.


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !