248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Đi ngoài ra máu tươi: dấu hiệu cảnh báo chớ nên coi thường

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (189 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 22/02/2019

Đi ngoài ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp thế nên có nhiều người khá chủ quan với căn bệnh này. Các chuyên gia cảnh báo đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu là hiện tượng có máu chảy mỗi khi đi cầu, đại tiện. Máu có thể ít, nhỏ giọt, lẫn trong phân hoặc nhiều chảy thành từng tia phun ra ngoài. Máu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc màu đen.

Máu chảy khi đi đại tiện cho thấy một cơ quan nào đó trong đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng, ruột, hậu môn bị tổn thương, viêm nhiễm và dẫn đến hiện tượng chảy máu. Bạn phải biết, cho dù là máu chảy ở bất kỳ bộ phận nào thì cũng là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe. Vì vậy mà người bệnh tuyệt đối không được chủ quan khi thấy xuất hiện biểu hiện đi ngoài ra máu.

đi ngoài ra máu là bị bệnh gì?

đi ngoài ra máu là bị bệnh gì?

Dựa trên màu sắc của máu có trong phân chúng ta có thể nhận biết máu xuất phát từ đâu. Chẳng hạn như:

  1. Máu đỏ tươi thường là chảy máu ở trực tràng, đại tràng do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn gây ra.
  2. Máu đỏ hoặc đỏ sẫm thường là chảy máu do đường tiêu hóa trên như dạ dày, ruột non.

Trong rất nhiều trường hợp máu chảy lâu ngày có lẫn với phân là dấu hiệu sớm tiềm tàng của ung thư trực tràng hoặc ung thư đường tiêu hóa có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

»» Tham khảo bài viết sau đây để biết đâu là nguyên nhân gây đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Vậy khi bị đi ngoài ra máu tươi nhiều lần có thể chúng ta đã mắc phải bệnh gì?

Táo bón

Táo bón không phải là bệnh quá nguy hiểm và có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.  Thông thường khi bị táo bón phân của người bệnh thường rất cứng, rắn, khối phân lớn nên rất khó để tống xuất ra ngoài.

Khi đại tiện bệnh nhân bắt buộc phải rặn mạnh nên dẫn đến hiện tượng nứt rách hậu môn và chảy máu hậu môn. Hiện tượng đại tiện ra máu do táo bón rất dễ để phát hiện. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng, khó đi tiêu, đi ngoài phải rặn mạnh. Đi ngoài xong thì đau rát hậu môn. Máu chảy thường có màu đỏ tươi và thường lẫn với phân.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là khối u lành tính hoặc một búi của mô trong ống hậu môn, bên trong có chứa các mạch máu. Đó là hậu quả của sự gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch trực tràng và hậu môn khiến chúng bị sưng phồng lên.

Trĩ là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu tươi. Nguyên nhân là do tổn thương ở trong lòng ống hậu môn trực tràng nên dẫn đến chảy máu khi đại tiện. Thông thường bệnh nhân bị chảy máu do bệnh trĩ thường là máu đỏ tươi. Máu có thể chỉ đủ dính vào giấy vệ sinh hoặc đôi khi bắn thành từng tia. Trong trường hợp bệnh nhân bị trĩ nặng, các búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài có thể máu chảy rất nhiều và chảy thường xuyên sau mỗi lần đại tiện.

Bệnh nhân có thể nhận thấy một số triệu chứng khác rất đặc trưng của bệnh trĩ như đau rát hậu môn, ngứa ngáy hậu môn, hậu môn xuất hiện dị vật.

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ

Nứt kẽ hậu môn

Đây là tình trạng hậu môn xuất hiện các vết nứt, rách hoặc vết loét với đường kính khoảng vài cm. Vết nứt thường gây đau và chảy máu liên tục ở khu vực hậu môn nhất là mỗi khi bệnh nhân bị táo bón, phải rặn mạnh mỗi khi đại tiện.

Khi bị nứt kẽ hậu môn máu chảy ra thường là máu đỏ tươi, thường chảy ở đúng vị trí vết nứt, rách, số lượng không nhiều nhưng có thể chảy liên tục khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, bất tiện.

Polyp đại trực tràng

Là sự xuất hiện của các khối u nhỏ hay còn gọi là các polyp trong đường ruột. Hầu hết các polyp này là lành tính. Tuy nhiên khi không điều trị các polyp có thể to nhanh, gây tắc nghẽn đường ruột, sa trực tràng, gây khó khăn cho đại tiện và chảy máu sau mỗi lần đại tiện.

Khi bị polyp đại trực tràng máu thường có màu hơi sẫm và xuất hiện ở cuối bãi phân. Lượng máu có thể nhiều hay ít là tùy theo số lượng cũng như kích thước của các khối polyp trong đường ruột.

Khi bị polyp đại tràng bệnh nhân thường có kèm theo các rối loạn đường tiêu hóa như: đau bụng đi ngoài ra máu, phân lỏng, tiêu chảy…

Bệnh polyp đại trực tràng thường là lành tính và ít có nguy cơ chuyển biến thành ung thư tuy nhiên bệnh nhân cũng nên điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe và dự phòng biến chứng nếu không may xuất hiện.

Viêm loét trực tràng gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu

Viêm loét trực tràng gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu

Viêm loét đại trực tràng

Bệnh viêm loét đại trực tràng là bệnh không hiếm gặp và rất phổ biến ở những người 40 tuổi trở lên, những người uống nhiều bia rượu, ăn nhiều đồ ăn cay nóng hoặc trong gia đình có tiền sử bị bệnh.

Viêm loét đại trực tràng xảy ra khi niêm mạc ruột già, trực tràng bị viêm. Quá trình viêm nhiễm này tạo ra các vết loét nhỏ thường bắt đầu trong trực tràng và lan rộng lên phía trên.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm loét đại trực tràng xảy ra ở mỗi người là khác nhau. Thông thường khi bị viêm loét đại trực tràng bệnh nhân thường có dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy và đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt. Máu tươi này thường bắt nguồn từ vị trí các vết loét ở niêm mạc đại trực tràng. Có mức độ nhiều hay ít tùy theo kích thước của các vết loét cũng như cơ địa của người bệnh.

Bệnh kiết lỵ

Ngoài táo bón bệnh kiết lỵ hay còn gọi là tiêu chảy cũng có thể gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu tươi và kèm theo các triệu chứng phân có lẫn chất nhầy, đại tiện nhiều lần trong ngày, đau bụng, mót rặn, đau hậu môn khi đi ngoài.

Ung thư đại trực tràng

Căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm và có thể cướp đi tính mạng của người bệnh chỉ trong thời gian rất ngắn. Ung thư đại trực tràng là sự phát triển quá mức của các khối u ác tính từ thành ruột già và trực tràng.

Ung thư đại trực tràng có thể gây chảy máu trực tràng và khiến bệnh nhân đại tiện ra máu tươi. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u trong đại tràng và trực tràng mà hiện tượng đi ngoài ra máu có xu hướng khác nhau.

Nếu bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn thì sẽ thấy đau bụng dữ dội, đại tiện nhiều lần trong ngày. Phân thường có chất nhầy và máu đen.

Rất khó để phát hiện ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm để có thể điều trị kịp thời. Các chuyên gia khuyến cáo người dân trên 40 tuổi nên nội soi hậu môn trực tràng định kỳ 6 tháng một lần hoặc tầm soát máu ẩn trong phân 1 năm một lần để kịp thời phát hiện ra bệnh.

Đi ngoài ra máu tươi nguy hiểm như thế nào?

Đi ngoài ra máu tươi nguy hiểm như thế nào?

Mức độ nguy hiểm của hiện tượng đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu thường là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Đi ngoài ra máu không những khiến bệnh nhân mệt mỏi, sợ hãi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Nếu như hiện tượng đi ngoài ra máu xảy ra liên tục với số lượng ngày càng nhiều, bệnh nhân sẽ phải truyền máu để bổ sung lượng máu cần thiết còn thiếu hụt cho cơ thể nếu không sẽ nhanh chóng cạn kiệt máu dẫn đến nhiều hệ lụy xấu như chóng mặt, ngất xỉu, huyết áp thấp…

Đôi khi đi ngoài ra máu tươi nghiêm trọng gây sốc từ sự mất máu. Bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu nặng thì phải nhập viện cấp cứu ngay để truyền máu.

Khi đi ngoài ra máu là dấu hiệu của các khối u ác tính trong đại tràng hoặc trực tràng thì cần thiết phải điều trị ngay nếu không sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Cách phòng tránh đi ngoài ra máu

Phòng bệnh bao giờ cũng quan trọng hơn chữa bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được đi ngoài ra máu bằng cách:

  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách ăn nhiều chất xơ, rau xanh và hoa quả tươi, uống nhiều nước.
  • Hạn chế thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thực phẩm lên men, thực phẩm quá mặn, thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng. Bia rượu và các chất kích thích.
  • Tập thói quen đại tiện đúng giờ, đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày. Khi đại tiện nhớ không được ngồi lâu, không được rặn mạnh, không được nhịn đại tiện.
  • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng cách thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vận động vừa sức.
  • Tránh căng thẳng, cáu gắt, lo lắng quá mức có thể gây ức chế đến nhiều cơ quan và tác động ngược lại đến sức khỏe của cơ thể.
  • Nội soi hậu môn trực tràng, tầm soát máu ẩn trong phân và thăm khám sức khỏe theo định kỳ.

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể đặc biệt là đại tiện ra máu bệnh nhân nên thăm khám và điều trị kịp thời.

»» Nếu không may bị đi ngoài ra máu bạn cần thực hiện chữa đi ngoài càng sớm càng tốt. Bạn có thể tham khảo cách chữa dân gian trong bài viết: Cách chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian

Điều trị đi ngoài ra máu bằng thuốc

Điều trị đi ngoài ra máu bằng thuốc

Điều trị đi ngoài ra máu như nào?

Như trên đã phân tích hiện tượng đi ngoài ra máu không phải là một tín hiệu tốt cho sức khỏe vì thế điều trị bệnh ngay là một việc làm cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.

Để có thể đưa ra được phương pháp điều trị cụ thể các bác sĩ cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Các kỹ thuật dùng để chẩn đoán nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu bao gồm thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp X- quang. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị cụ thể để chấm dứt tình trạng chảy máu cho người bệnh.

»» Thực hiện thăm khám ngay khi phát hiện ra bệnh là rất cần thiết vì vậy hãy sớm tìm một địa chỉ khám đi ngoài ra máu uy tín

Trong trường hợp nếu như máu chảy cấp tính các bác sĩ sẽ đưa ra một số kỹ thuật cần thiết để cầm máu như tiêm hóa chất vào chỗ chảy máu, điều trị bằng dòng điện laze, dùng vòng cao su hoặc kẹp để đóng mạch máu. Nếu các phương pháp trên thất bại các bác sĩ có thể sử dụng chụp động mạch mục đích là tiêm thuốc vào mạch máu để kiểm soát tình trạng chảy máu.

Ngoài việc cầm máu tại chỗ thì việc điều trị nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh là việc làm cần thiết. Điều trị thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh có thể bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc phẫu thuật loại bỏ polyp, khối u, búi trĩ xạ trị hoặc hóa trị…


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Đi ngoài ra máu khi mang thai là tình trạng cho thấy hậu môn trực tràng đang có vấn đề.…
Đi ngoài ra máu tươi và sốt là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh hậu môn trực tràng hay…
Sản phụ có biết rằng sau sinh mà bị đi ngoài ra máu thì rất nguy hiểm không? Vậy khi…
Đi ngoài ra máu đông là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu để tình trạng đi…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !