248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Đau hậu môn là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (183 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 21/03/2019

Đau hậu môn là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đau hậu môn. Để có cái nhìn tổng quan hơn về chứng bệnh này bạn đọc có thể tìm hiểu thông tin qua bài viết này.

Đau hậu môn là gì?

Đau hậu môn là tình trạng xảy ra khi bạn bị đau ở trong và xung quanh hậu môn trực tràng. Đau hậu môn không phải là bệnh mà là một triệu chứng, biểu hiện của một số bệnh khác.

Những cơn đau hậu môn có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi người bệnh đại tiện. Cơn đau từ nhẹ đến nặng và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Nếu những cơn đau hậu môn kéo dài từ 24 – 48 tiếng và không có dấu hiệu biến mất kèm với triệu chứng sốt bệnh nhân nên cấp cứu ngay.

Hầu hết những cơn đau hậu môn đều có liên quan đến các bệnh hậu môn trực tràng nên việc điều trị cần tích cực để loại bỏ tận gốc rễ nguyên nhân gây ra đau hậu môn.

nguyên nhân đau hậu môn

nứt kẽ hậu môn, trĩ là một trong số các nguyên nhân gây đau hậu môn

Nguyên nhân đau hậu môn

Các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng là nguyên nhân chính gây đau hậu môn. Ví dụ như nứt hậu môn, trĩ hay táo bón, tiêu chảy. Đây là 1 trong số những nguyên nhân phổ biến gây đau và ngứa hậu môn. Đặc biệt, bệnh trĩ là nguyên nhân điển hình gây đau hậu môn nhất.

Như trên đã nói có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đau hậu môn tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là:

  • Nứt hậu môn: Đó là tình trạng hậu môn xuất hiện những vết nứt và rách nhỏ với kích thước khoảng 0,5-1cm. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là táo bón kéo dài khiến người bệnh phải rặn mạnh nên dẫn đến hiện tượng rách niêm mạc gây đau hậu môn.
  • Táo bón mãn tính: Hiện tượng táo bón khiến cho phân rắn, cứng và khó di chuyển qua ruột. Những người bị táo bón thường xuyên phải rặn mạnh hậu quả là nứt hậu môn và đau hậu môn nhất là sau mỗi lần đại tiện.
  • Rò hậu môn trực tràng: Đó là tình trạng các khối áp xe quanh hậu môn hóa vỡ mủ nhiều lần và hình thành những đường rò trong hậu môn trực tràng. Những đường rò này tạo thành các đường hầm ăn sâu vào trong lòng hậu môn và khiến hậu môn luôn trong tình trạng đau nhức, chảy dịch và cực kỳ khó chịu.
  • Bệnh trĩ: Đó là tình trạng sưng và viêm tĩnh mạch trong hậu môn trực tràng. Các búi trĩ sưng phồng và thò ra ngoài hậu môn khiến người bệnh cảm thấy vướng víu và khó chịu, đau mỗi lần đại tiện và vận động.
  • Áp xe trong hậu môn: Đó là các khối mủ sâu trong hậu môn. Mủ sưng khiến hậu môn đau nhức và khó chịu.
  • Tụ máu quanh hậu môn: Đây là một ổ tụ máu trong hậu môn gây ra bởi một tĩnh mạch bị vỡ, gần giống búi trĩ ngoại.
  • Bệnh viêm ruột Crohn: Triệu chứng là đau hậu môn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Viêm loét đại trực tràng: Gần giống viêm ruột, triệu chứng thường là đại tiện có ít máu, thay đổi thói quen đại tiện, đại tiện có phân nhày.
  • Bệnh lậu
  • Hội chứng co thắt các cơ nâng hậu môn.
  • Đau hậu môn vô căn, đau do co thắt các cơ trực tràng.
  • Hội chứng loét trực tràng đơn độc.
  • Chấn thương hậu môn.
  • Ung thư hậu môn trực tràng.
  • Một số bệnh về da; bệnh xã hội như: mụn rộp sinh dục ở hậu môn…

triệu chứng đau hậu môn

Triệu chứng đau hậu môn là báo hiệu của nhiều bệnh lý hậu môn trực tràng

Triệu chứng đau hậu môn

Các bệnh hậu môn sẽ gây ra các triệu chứng như đau, chảy máu, ngứa rát. Vì vậy, triệu chứng đau hậu môn sẽ tùy vào các bệnh hậu môn gây ra. Tình trạng đau hậu môn ban đầu có thể nhẹ nhưng nếu kéo dài bệnh sẽ nặng và cần phải phẫu thuật để điều trị.

Dấu hiệu và triệu chứng đau hậu môn sẽ phụ thuộc vào bệnh mà người bệnh gặp phải chẳng hạn:

Nứt hậu môn

  • Có cảm giác đau nặng; chói khi đại tiện; cơn đau sẽ qua đi sau đại tiện.
  • Đau nóng ran và cồn cào sau khoảng vài giờ khi đại tiện.
  • Chảy máu khi đại tiện. Bạn có thể quan sát máu qua giấy vệ sinh.

Bệnh trĩ

  • Chảy máu tươi sau đại tiện.
  • Cảm giác ngứa hậu môn; kích thích xung quanh hậu môn.
  • Hậu môn xuất hiện các u cục.
  • Hậu môn đau nhức và đỏ tấy, sưng phồng do các búi trĩ giãn quá mức.
  • Đau hậu môn, nếu quá trình vận chuyển máu cho búi trĩ bị gián đoạn do cục máu đông.

Rò hậu môn, áp xe hậu môn:

  • Cảm giác đau liên tục; đau nhiều hơn khi người bệnh ngồi xuống.
  • Vùng da xung quanh hậu môn bị kích ứng nghiêm trọng.
  • Quan sát hậu môn sẽ thấy những đường rò ngoằn ngoèo ăn sâu trong lòng hậu môn trực tràng.
  • Đại tiện ra máu và mủ.
  • Cảm giác sưng và đỏ xung quanh vùng hậu môn.
  • Người bệnh có thể sốt cao, mệt mỏi, chán ăn.

Các bệnh viêm ruột, viêm đại tràng

  • Thay đổi thói quen đại tiện.
  • Đau bụng, tiêu chảy nặng.
  • Nội soi đại tràng sẽ thấy máu.
  • Nôn, buồn nôn, chán ăn.
  • Đi tiêu ra máu, đi tiêu có chất nhầy

Ung thư hậu môn trực tràng

  • Sốt, người mệt mỏi, khó chịu.
  • Thay đổi thói quen đại tiện, đại tiện phân lỏng và có màu đen.
  • Đau hậu môn, cơn đau âm ỉ kéo dài hàng tháng.

Các bệnh về da

  • Vùng da xung quanh hậu môn hoặc khu vực khác xuất hiện các nốt lạ, chàm…
  • Một số bệnh sẽ gây ra triệu chứng ngứa ở ngáy, khó chịu.

Tác hại đau hậu môn

Vì đau hậu môn có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nên những tác hại của chúng đến sức khỏe của người bệnh cũng có nhiều mức độ khác nhau. Nhìn chung cho dù là nguyên nhân gì gây ra đi nữa đau hậu môn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gây ra một số tác hại đó là:

Khiến sức khỏe của người bệnh suy giảm trầm trọng: đau hậu môn khiến bệnh nhân ăn không ngon miệng, ngủ không sâu giấc, sức khỏe cũng như sức đề kháng theo đó cũng bị suy giảm nghiêm trọng.

Gây nhiễm trùng hậu môn: đau hậu môn nếu kèm theo triệu chứng chảy máu, tiết dịch nhầy hậu môn thì sẽ khiến hậu môn dễ bị các tác nhân gây hại tấn công và gây ra tình trạng nhiễm trùng hậu môn. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ảnh hưởng tâm lý của người bệnh: đau hậu môn dù là nguyên nhân gì gây ra đi nữa cũng khiến người bệnh luôn trong trạng thái tâm lý lo lắng, hoang mang vì không biết đã mắc phải bệnh lý gì nghiêm trọng. Dễ cáu gắt, nóng giận và bực bội với những người xung quanh.

Ảnh hưởng đến tính mạng: nếu đau hậu môn là dấu hiệu của ung thư hậu môn trực tràng thì có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh chỉ trong thời gian rất ngắn.

cách điều trị đau hậu môn

Điều trị đau hậu môn sớm tránh sự phát triển của bệnh

Điều trị đau hậu môn

Điều trị dứt điểm chứng đau hậu môn thì sẽ phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ra bệnh. Việc tìm ra chính xác những nguyên nhân nào gây ra bệnh sẽ giúp quá trình điều trị đau hậu môn đi đúng hướng và tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí điều trị cho người bệnh.

Một số các phương pháp chính để điều trị chứng đau hậu môn:

Áp dụng một số cách giảm đau tạm thời như:

  • Ngâm hậu môn trong bồn nước nóng khoảng 20-30 phút mỗi ngày.
  • Lấy túi đá lạnh bọc trong khăn vải mỏng, mềm để chườm lên hậu môn cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả.
  • Sử dụng bài thuốc dân gian từ lá trầu không, tỏi, rau diếp cá để xông hơi, ngâm rửa hậu môn cũng có thể giảm đau.
  • Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước sẽ giúp đại tiện được dễ dàng hơn.

Sử dụng một số các loại thuốc có tác dụng giảm đau tức thì như:

  • Uống thuốc giảm đau như panadol, paracetamol…
  • Sử dụng một số loại kem gây tê tại chỗ để bôi lên hậu môn như: titanoreine, proctolog, hemorrhostop, mastu, preparation H,
  • Một số loại thuốc có tác dụng phòng chống chứng táo bón, giảm sưng và đau hậu môn mà bệnh nhân có thể sử dụng như: duphalac, forlax, sorbitol,
  • Sử dụng một số thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh viêm nhiễm, sưng đau ở hậu môn, trĩ, nứt kẽ hậu môn như Tottri, An Trĩ Vương, Safinar…

Phẫu thuật để điều trị các bệnh hậu môn trực tràng, ung thư hậu môn:

Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhân bị đau hậu môn ở mức độ nặng như trĩ độ 3, 4; áp xe hậu môn và rò hậu môn; khối u trong hậu môn…

Phẫu thuật tuy là phương pháp điều trị phức tạp, tốn kém nhưng lại mang lại hiệu quả cao, có thể ngăn ngừa triệt để bệnh quay trở lại và bảo vệ hậu môn khỏi nguy cơ bị tổn thương, viêm nhiễm.

Trước khi lựa chọn phẫu thuật là phương pháp điều trị cho mình bệnh nhân cũng nên tham khảo những cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hạn chế biến chứng.

đau hậu môn

phòng tránh đau hậu môn đơn giản bằng cách thay đổi lối sinh hoạt

Phòng tránh đau hậu môn

Chúng ta có thể phòng tránh chứng đau hậu môn bằng cách:

  • Giữ gìn vệ sinh hậu môn sạch sẽ; nên rửa hậu môn bằng nước sạch sau khi đại tiện sau đó lau khô bằng khăn bông mềm.
  • Cung cấp chế độ ăn uống giàu chất xơ; uống nhiều nước để nhuận tràng và phòng táo bón.
  • Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, khi đại tiện không nên rặn mạnh, ngồi lâu.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cũng là cách phòng tránh bệnh hiệu quả.

Kết

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chứng đau hậu môn mà bệnh nhân có thể tham khảo. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về tình trạng của mình bệnh nhân có thể gọi điện đến số 1900 – 2858. Chúng tôi sẽ giải đáp tận tình và chi tiết hơn.


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Triệu chứng đau hậu môn khi quan hệ tình dục khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, không còn hứng…
3 phương pháp điều trị đau hậu môn dưới đây đều là những phương pháp được sử dụng để điều…
Bị đau hậu môn uống thuốc gì để đảm bảo khỏi bệnh hoàn toàn mà không cần phẫu thuật là…
Đau hậu môn vô căn là gì? Mức độ nguy hiểm có thể gặp phải khi xuất hiện tình trạng…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !