248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Bệnh trĩ ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị & phòng tránh

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (176 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 14/05/2019

Bệnh trĩ có thể gặp ở mọi đối tượng kể cả trẻ em. Tuy có tỉ lệ mắc bệnh nhỏ hơn nhưng bệnh trĩ ở trẻ em cũng là một trong những bệnh về hậu môn trực tràng phổ biến mà phụ huynh không thể coi thường.

Tìm hiểu bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh trĩ ở trẻ em nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng bệnh trĩ chỉ có thể xuất hiện ở người lớn chứ trẻ nhỏ thường không bị căn bệnh này. Trên thực tế thì lại không phải như vậy. Trẻ em cũng là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh này.

So với người trưởng thành phần hậu môn của trẻ tương đối yếu, sự liên kết giữa các cơ, dây chằng của trực tràng và hậu môn còn rất lỏng lẻo và đang trên đà phát triển, hoàn thiện từng ngày. Chính vì thế trẻ cũng có thể là đối tượng dễ mắc phải bệnh trĩ nhất là khi phụ huynh chăm sóc con trẻ không đúng cách.

Nhiều khi chính cha mẹ lại là nguyên nhân khiến con em mình bị bệnh trĩ mà không hề hay biết. Vậy những nguyên nhân nào khiến trẻ bị trĩ?

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ

Cho trẻ uống nhiều canxi và uống không đúng cách

Nhiều phụ huynh không quan tâm tình trạng của con ra sao, cũng không nhờ sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa mà tự ý bổ sung canxi cho trẻ. Bổ sung canxi bừa bãi, không đúng cách khiến trẻ bị dư thừa canxi. Số canxi dư thừa trong cơ thể sẽ trộn lẫn với một số loại thực phẩm khác trong ruột tạo thành các khối chất rất khó để hòa tan, khiến trẻ dễ mắc phải táo bón. Chính táo bón lâu ngày là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ nhỏ.

Ăn quá nhiều thịt, lười ăn rau xanh

Trẻ ăn nhiều thịt có thể tạo ra gánh nặng cho dạ dày, làm cho bộ máy tiêu hóa trở nên khó tiêu. Ăn ít rau và trái cây cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến phân khô, cứng, gây khó khăn khi đại tiện. Trẻ sẽ phải rặn mạnh khi đại tiện lâu ngày có thể hình thành lên những búi trĩ.

Lười uống nước

Nhiều trẻ nhỏ có thói quen lười uống nước, hoặc chỉ thích uống các đồ uống có gas. Thiếu hụt lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ làm cho phân khô cứng, khó đại tiện và hình thành nên chứng táo bón cũng như bệnh trĩ.

Táo bón là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ ở trẻ em
Táo bón là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ ở trẻ em

Pha sữa không đúng cách

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng pha sữa càng đặc thì càng nhiều chất dinh dưỡng, giúp trẻ khỏe mạnh và nhanh lớn. Tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Thực tế nếu như lượng sữa bột quá lớn so với lượng nước quy định sẽ khiến trẻ dư thừa chất, khó tiêu, làm cho phân khô, khiến trẻ khó đại tiện và hình thành lên những búi trĩ.

Cho trẻ tập ăn dặm sớm

Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo thời điểm lý tưởng để trẻ tập ăn dặm là 6 tháng sau sinh. Lúc này hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa mẹ đã không thể cung cấp đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Hơn thế đây cũng là giai đoạn bộ máy tiêu hóa của trẻ đang hoàn thiện dần và sẵn sàng tập với những thức ăn mới. Tuy nhiên nhiều bà mẹ lại cho trẻ ăn dặm quá sớm, điều này vô tình lại hại bộ máy tiêu hóa thức ăn của con trẻ, khiến cho hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể quá cao, phân khô cứng và hình thành táo bón.

Trẻ ngồi bô quá lâu

Trẻ ngồi bô quá lâu cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Nguyên nhân là do khi ngồi bô trẻ phải dùng lực và nín thở, áp lực ở trong ổ bụng tăng cao, trực tràng có thể phải chịu sức ép rất lớn và dễ bị lòi ra ngoài ruột.

Cách nhận biết trẻ mắc phải trĩ

Trẻ nhỏ bị trĩ có thể khó nhận biết hơn ở người lớn, lúc này phụ huynh nên quan tâm và để ý đến con em mình hơn để kịp thời phát hiện những bất thường ở trẻ:

  • Hậu môn có dấu hiệu kích thích, có khối u bị sưng, vùng da xung quanh hậu môn sưng đỏ.
  • Đại tiện có máu, máu lẫn trong phân có thể nhiều hay ít tùy theo tình trạng bệnh của trẻ.
  • Hậu môn có chất nhầy rò rỉ ra bên ngoài.
  • Trẻ kêu đau hậu môn hoặc trẻ khóc lóc khi đại tiện.
  • Phân của trẻ cứng, khô và rất rắn.

Lúc này cha mẹ cần quan tâm đến con em mình, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ thì khẩn trương đưa trẻ đến những cơ sở y tế để được điều trị sớm.

Tác hại bệnh trĩ ở trẻ nhỏ

Bệnh trĩ ở người lớn đã khổ, ở trẻ nhỏ còn khổ hơn. Trẻ nhỏ bị trĩ có thể gặp phải những rắc rối xấu liên quan đến sức khỏe như:

  • Khiến trẻ mất máu: nếu búi trĩ sa ra ngoài và thường xuyên gây ra tình trạng chảy máu. Có thể làm trẻ bị mất máu, thiếu máu trầm trọng.
  • Tắc nghẹt búi trĩ: búi trĩ hình thành ở hậu môn có thể bị tắc nghẹt do áp lực ở trực tràng. Máu có thể không lưu thông được vào các búi trĩ. Dẫn đến hiện tượng tắc nghẹt, sưng phồng búi trĩ ở khu vực hậu môn.
  • Viêm nhiễm hậu môn: bệnh trĩ khiến hậu môn chảy dịch. Nếu không giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ thì rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Trẻ sẽ thấy ngứa ngáy và khó chịu.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của trẻ: bệnh trĩ khiến trẻ khó đại tiện. Trẻ thường kêu đau ở hậu môn. Có thể khiến trẻ chán ăn, lười ăn, ngủ không ngon giấc. Tình trạng này kéo dài mà không được can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em như thế nào?

Bệnh trĩ ở trẻ em có thể không đáng ngại. Nếu cha mẹ phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho con.

Nếu trĩ giai đoạn sớm có thể chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Kết hợp một số loại thuốc đặc trị trĩ phù hợp là có thể khống chế được bệnh.

Nếu búi trĩ to, sa ra bên ngoài thì có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật. Phẫu thuật thì mới có thể khống chế được tình trạng bệnh.

Các bác sĩ nhắc nhở phụ huynh nên chú ý phòng bệnh cho trẻ bằng cách:

  • Hình thành cho trẻ thói quen đại tiện đúng giờ, hạn chế ngồi bô khi đại tiện
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả, ngũ cốc vào trong khẩu phần dinh dưỡng của trẻ
  • Cho trẻ uống thêm mật ong vào sáng sớm. Mỗi lần uống khoảng 60ml mật ong sẽ rất tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa của trẻ
  • Giữ gìn vệ sinh khu vực hậu môn thật sạch sẽ

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh trĩ ở trẻ em mà phụ huynh có thể tham khảo. Chú ý đến khâu phòng bệnh là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này ở con em mình.

Phòng khám chữa bệnh trĩ Thành Đô tổng hợp


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Cắt trĩ hết bao nhiêu tiền hay bảng giá cắt trĩ là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm…
Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn địa chỉ khám chữa bệnh trĩ ở Bắc Ninh tốt nhất…
6 loại trái cây tốt cho người mới mổ trĩ được giới thiệu trong bài viết đều là những loại…
Ngồi nhiều có bị trĩ không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều dân văn phòng, streamer hay những…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !