248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Bệnh Sa Trực Tràng Sau Sinh Phòng Tránh & Điều Trị Thế Nào? [2019]

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (207 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 15/06/2019

Sau khi sinh nở phụ nữ thường có sức khỏe, sức đề kháng yếu và hay mắc phải các bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng. Sa trực tràng sau sinh là một chứng bệnh rất dễ gặp và gây nhiều phiền toái đến sức khỏe của người bệnh nếu như không được điều trị sớm.

Nguyên nhân sa trực tràng sau sinh

Ở những phụ nữ đã từng trải qua nhiều lần sinh đẻ các cơ nâng vùng chậu, hậu môn bị nhão, chảy xệ nên khả năng đàn hồi, nâng đỡ kém nên dễ gây ra bệnh.

Một số yếu tố làm gia tăng áp lực lên ổ bụng như đứng lâu, gắng sức rặn, đi cầu trong tư thế ngồi xổm, táo bón kéo dài, hẹp niệu đạo…cũng gây ra tình trạng này.

Nguyên nhân xuất hiện sa trực tràng sau sinh
Nguyên nhân xuất hiện sa trực tràng sau sinh

Một số những nguyên nhân khác cũng làm gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh sa trực tràng sau sinh đó là: rặn đẻ sai cách, đỡ đẻ không an toàn và đúng kỹ thuật, rách tầng sinh môn nhưng không khâu, chửa đẻ nhiều lần, chăm sóc và kiêng cữ sau sinh không đảm bảo…

Rất nhiều trường hợp phụ nữ vì tham công tiếc việc hay vì nhà quá neo người nên vừa sinh con xong đã không kiêng cữ sau sinh, vẫn giặt quần áo, nấu ăn và làm việc nhà bình thường. Lao động nặng quá sớm sau đẻ làm tăng áp lực lên ổ bụng và đè vào đáy chậu. Trước mắt có thể chưa có triệu chứng gì nhưng theo thời gian khối sa sẽ xuất hiện.

Triệu chứng sa trực tràng sau sinh

Phụ nữ bị sa trực tràng sau sinh thường có những biểu hiện sau:

  • Tiêu chảy và đại tiện bất thường.
  • Có cảm giác đi ngoài chưa hết và tắc nghẽn đại tiện.
  • Chảy máu trực tràng.
  • Đại tiện mất kiểm soát ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Có trường hợp đại tiện chỉ có phân nhầy.
  • Ban đầu khối sa có thể nhô ra qua hậu môn nhưng chỉ xuất hiện khi người bệnh đại tiện, rặn mạnh. Sau đó khối sa sẽ trở về vị trí cũ. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển ở các lần sa tiếp theo khối trực tràng cần phải đẩy khối sa về vị trí cũ và có thể chuyển thành sa mãn tính.
  • Nếu phụ nữ bị sa mãn tính thì chỉ cần ho hay hắt hơi cũng có thể khiến khối sa nhô ra ngoài.
  • Nếu khối sa bị mắc kẹt bên ngoài hậu môn thì nó có thể bị nghẹt và có nguy cơ bị thủng.

Xử lý sa trực tràng sau sinh

Bệnh sa trực tràng sau sinh có thể được điều trị khỏi bằng phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật như phẫu thuật qua tầng sinh môn phẫu thuật qua ngõ âm đạo hoặc hậu môn nhằm mục đích phục hồi tầng sinh môn, cắt bỏ phần đại trực tràng dài.

Sau phẫu thuật điều trị sa trực tràng bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị trong việc ăn uống, đặt ống thông tiểu, chăm sóc vết thương. Nếu phẫu thuật qua cửa âm đạo thì sau khoảng 6 tuần bệnh nhân có thể sinh hoạt tình dục được.

Các bác sĩ cũng nhắc nhở sau phẫu thuật phụ nữ nên chú ý khâu phòng bệnh như: ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, hoa quả tươi. Uống nhiều nước để phòng tránh bệnh táo bón. Táo bón kéo dài có thể là nguyên nhân khiến bệnh sa trực tràng tái phát.

Phòng tránh bệnh sa trực tràng sau sinh
Phòng tránh bệnh sa trực tràng sau sinh

Một số biện pháp phòng ngừa sa trực tràng sau sinh

  • Lựa chọn sinh đẻ ở những địa chỉ y tế sản khoa an toàn, uy tín.
  • Khi rặn đẻ nên nhờ sự hướng dẫn của y tá có kinh nghiệm để rặn đẻ an toàn và bớt mất sức.
  • Chú ý chăm sóc vệ sinh khu vực hậu môn và vùng kín sạch sẽ để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm và những tổn thương được nhanh lành hơn.
  • Phòng ngừa chứng táo bón ở phụ nữ sau sinh.
  • Đối với những phụ nữ đã nhiều tuổi thì không nên sinh con nữa.
  • Sau khi sinh chị em nên tham khảo các bài tập vật lý trị liệu để giúp sàn chậu được vững chắc hơn như bài tập Kegel.
  • Phụ nữ vừa sinh con xong cũng cần phải được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, giặt giũ. Khi sức khỏe hoàn toàn ổn định, vết khâu tầng sinh môn đã hoàn toàn lành lặn thì mới làm việc.

Kết

Sa trực tràng sau sinh là bệnh lành tính nhưng lại có diễn biến phức tạp và khiến bệnh nhân gặp nhiều phiền hà trong công việc cũng như sinh hoạt. Vì thế khi có triệu chứng của bệnh sản phụ nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

Phòng khám chữa bệnh trĩ Thành Đô tổng hợp


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Sa trực tràng ở người lớn là bệnh cũng thường xuất hiện giống như trĩ hay nứt kẽ hậu môn.…
Thực hiện chẩn đoán sa trực tràng cần thăm khám triệu chứng cẩn thận bởi bệnh rất dễ nhầm lẫn…
Bệnh sa trực tràng kiểu túi thường gặp ở phụ nữ với một số triệu chứng khá đặc trưng. Và…
Trẻ nhỏ bị sa trực tràng phải làm sao khi mà lúc này cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !