248 Trần Hưng Đạo
Tiền An, Bắc Ninh
Giờ mở cửa: 08h:00 - 20h:00
Tất cả các ngày trong tuần
Tổng đài hỗ trợ
0865 776 663

Bệnh sa trực tràng ở người già điều trị như thế nào?

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

BS.CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Chuyên khoa

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh

Điểm trung bình: 9/10 (264 lượt đánh giá)
Người tham vấn : Lê Đình Tùng
Ngày viết : 29/03/2019

Người lớn trên 50 tuổi và trẻ nhỏ dưới ba tuổi là đối tượng rất dễ bị sa trực tràng tấn công. Nếu như ở trẻ nhỏ cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết khối sa trực tràng vì thường xuyên tắm rửa và quan sát được hậu môn cho trẻ thì ở người già bệnh sa trực tràng lại khó nhận biết hơn. Vậy sa trực tràng ở người già có đặc điểm gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh sa trực tràng ở người già?

Dù chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng trực tràng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Nếu trực tràng gặp vấn đề gì đó thì cơ thể sẽ khó tránh khỏi những khó khăn khi sinh hoạt.

Các bệnh về trực tràng nhẹ cũng có mà nặng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh cũng có.  

Trong số những bệnh liên quan đến trực tràng thì bệnh sa trực tràng là một bệnh cũng khá phổ biến. Sở dĩ nói sa trực tràng dễ gặp ở những người già là bởi vì

sa trực tràng ở người già

Do thường xuyên bị táo bón

Những người cao tuổi trên 60 tuổi là đối tượng rất dễ bị bệnh táo bón tấn công. Nguyên nhân là ở tuổi này khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn kém. Việc dung nạp chất xơ vào trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Hơn nữa khả năng vận động đi lại, thể dục cũng bị hạn chế. Do đó người già rất dễ bị bệnh táo bón tấn công.

Chứng táo bón lâu ngày khiến người già phải ngồi lâu, rặn mạnh, mót rặn từ đó làm gia tăng nguy cơ sa trực tràng. Có rất nhiều trường hợp các cụ già bị sa trực tràng là sau một đợt bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.

Yếu cơ sàn chậu xảy ra tự nhiên theo độ tuổi

Khi cơ thể lão hóa thì cũng đồng nghĩa với việc các cơ sàn chậu, các dây thần kinh nâng đỡ hậu môn cũng lão hóa theo. Khi các dây cơ bị lão hóa thì khả năng đàn hồi và nâng đỡ trực tràng cũng bị ảnh hưởng. Đó là lý do vì sao người già lại dễ bị sa trực tràng hơn những người trẻ tuổi.

Dùng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài

Ở rất nhiều các cụ già sử dụng thuốc nhuận tràng có thể được xem là một thói quen cho dù có hoặc không bị táo bón. Hầu như ở nhiều cụ thuốc nhuận tràng, thuốc tim, thuốc tiểu đường, huyết áp được sử dụng phổ biến như lương thực hàng ngày.

Việc sử dụng thuốc nhuận tràng trong một thời gian dài có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy và là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh sa trực tràng.

Sức đề kháng và sức khỏe suy yếu

Đây là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa trong cơ thể. Khi tuổi càng cao thì sức khỏe, sức đề kháng hay sức mạnh để chống lại bệnh tật hầu như đều bị suy giảm đó cũng là lý do vì sao người già là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh ở “đường ra” như sa trực tràng, trĩ, rò hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng…

Cách nhận biết sa trực tràng ở người già

Nếu như trước đó bệnh nhân có tiền sử bị sa trực tràng thì nguy cơ bị sa trực tràng khi về già càng cao. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết sa trực tràng ở người già:

  • Đi tiêu không thể kiểm soát được ở nhiều mức độ. Thậm chí đi tiêu không ra phân mà chỉ có dịch nhầy.
  • Có cảm giác mót rặn, táo bón, đại tiện không hết phân và tắc nghẽn khi đại tiện.
  • Cảm giác khối sa sà xuống hậu môn.
  • Đại tiện có máu. Máu là do trực tràng bị chảy máu nên thoát ra ngoài khi đại tiện.
  • Bị tiêu chảy hoặc có thói quen đại tiện bất thường.
  • Quan sát hậu môn sẽ thấy khối sa sa hẳn ra ngoài hậu môn. Ban đầu khối sa xuất hiện khi đại tiện và có thể trở về vị trí cũ ngay sau đó. Nhưng càng về sau khối sa càng dễ sa ra ngoài kể cả khi người bệnh hắt hơi, ho, đi hoặc đứng và khó có thể trở về vị trí như ban đầu.

Ở người già bệnh sa trực tràng thường bao gồm cả hai loại đó là sa niêm mạc và sa toàn bộ. Sa niêm mạc thường kèm theo trĩ hỗn hợp hoặc sa niêm mạc đơn thuần do rối loạn tương quan liên kết giữa niêm mạc và lớp cơ lão hóa của người già. Sa trực tràng toàn bộ thì cả bóng trực tràng và ống hậu môn bị lộn ra ngoài. Có những trường hợp nặng khối sa có thể dài đến hàng chục cm.

điều trị sa trực tràng ở người già

Điều trị sa niêm mạc ở người già như thế nào?

Do sức khỏe và sức chịu đựng của người già thường kém hơn người trẻ nên phương pháp điều trị sa niêm mạc trực tràng của người già cũng có những khác biệt nhất định.

Đối với điều trị sa niêm mạc ở người già

Việc điều trị phải đảm bảo mục đích cắt bỏ được niêm mạc bị sa ra ngoài và làm tăng trương lực cơ thắt. Cắt bỏ niêm mạc sa bên ngoài có thể được điều trị bằng hai phương pháp rất cổ điển đó là:

  • Kỹ thuật delorme: sau khi rạch một vòng tròn ở da và niêm mạc thì phải bóc tách ống niêm mạc cho đến đỉnh của đoạn sa. Niêm mạc sẽ được cắt bỏ và khâu nối lại bằng chỉ và da vùng rìa hậu môn.
  • Kỹ thuật hartmann: kỹ thuật này cố gắng khắc phục được những nhược điểm của kỹ thuật trên bằng cách cắt bỏ vùng niêm mạc và thúc đẩy sự tái tạo của các mô mới.
  • Làm tăng trương lực cơ thắt hậu môn: sau khi cắt bỏ niêm mạc và đã liền sẹo thì phải làm tăng trương lực cơ thắt hậu môn bằng kỹ thuật điều trị điện cơ.

Đối với điều trị sa niêm mạc toàn bộ ở người già

Trước khi phẫu thuật sa niêm mạc toàn bộ cho người già bệnh nhân phải trải qua một số các xét nghiệm cần thiết nhằm đánh giá toàn bộ chức năng của gan, thận, tim, áp huyết và máu đều ổn định rồi sau đó lựa chọn các phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất để điều trị cho người bệnh.

Các phương pháp có thể sử dụng như: phẫu thuật khâu xếp nếp ruột lên trên, mổ mở đi vào đường bụng lôi trực tràng để treo lên cố định hoặc cắt đoạn ruột sa qua đường hậu môn…

Việc chăm sóc và theo dõi người già sau mổ cũng phải được thực hiện cẩn trọng. Chế độ dinh dưỡng cũng như chăm sóc phải hợp lý và chu đáo để người bệnh nhanh chóng được hồi phục.

Kết

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh sa trực tràng ở người già. Hy vọng bệnh nhân sẽ có hướng xử lý kịp thời khi bị bệnh.


Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đô tại địa chỉ số 248 Trần Hưng Đạo – Bắc Ninh, Hotline 0865 776 663 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

 

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Phòng Khám Chữa Bệnh Trĩ Thành Đô - Bắc Ninh

Số điện thoại

Địa chỉ

248 - Trần Hưng Đạo - Tiền An - TP.Bắc Ninh

Bài viết mới nhất
Sa trực tràng ở người lớn là bệnh cũng thường xuất hiện giống như trĩ hay nứt kẽ hậu môn.…
Thực hiện chẩn đoán sa trực tràng cần thăm khám triệu chứng cẩn thận bởi bệnh rất dễ nhầm lẫn…
Sa trực tràng sau sinh khiến không ít chị em hoang mang và khó chịu khi bệnh ảnh hưởng rất…
Bệnh sa trực tràng kiểu túi thường gặp ở phụ nữ với một số triệu chứng khá đặc trưng. Và…
“ điều trị bằng trái tim - chăm sóc bằng tấm lòng”

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !